Chị em phụ nữ cần hết sức lưu ý khi thấy xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng dưới vì đây là khu vực liên quan trực tiếp đến cơ quan sinh sản. Ở bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề đau bụng dưới là bị bệnh gì? Các kiểu đau bụng dưới thường gặp để giúp phái nữ nắm rõ. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Đau bụng dưới và các dạng đau bụng dưới

Ở cơ thể của người phụ nữ, một trong những bộ phận quan trọng nhất phải kể đến vùng bụng dưới. Không chỉ liên quan tới cơ quan sinh sản mà vùng bụng dưới còn là nơi chứa nhiều cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể như: một phần ruột non, ruột già, đường tiết niệu…

Đau vùng bụng dưới ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh

Đau vùng bụng dưới ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh

Đau bụng dưới là tình trạng khu vực bụng dưới (phía ngang rốn) có cảm giác đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ trong thời gian dài. Biểu hiện và tính chất của từng cơn đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. 

Chẳng hạn như có người bị đau bụng dưới gần mu, đau bụng dưới bên phải, đau bụng bên trái, đau bụng bên trái gần háng, đau bụng phải gần háng, đau vùng bụng dưới rốn… trong khi có trường hợp chỉ bị đau bụng dưới sau khi quan hệ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nữ giới bị đau bụng dưới là do đâu?

Các chuyên gia y tế cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới ở nữ nhưng thường gặp nhất phải kể đến:

Viêm ruột thừa

Nếu cảm thấy đau nhói ở vùng bụng dưới lệch bên phải, đau âm ỉ liên tục kèm theo triệu chứng buồn nôn, sốt, tiêu chảy thì khả năng cao đang bị viêm ruột thừa. Ruột thừa là phần không đảm nhiệm chức năng nào đối với cơ thể, do đó việc phẫu thuật cắt bỏ chứng là rất cần thiết và phải thực hiện nhanh chóng. Nếu để bệnh kéo dài, phần ruột thừa bị viêm sẽ gây nhiễm trùng ổ bụng và dẫn đến tử cung. 

Đau bụng do rụng trứng

Đau bụng dưới vào thời gian rụng trứng (thường xảy ra những ngày giữa chu kỳ kinh nguyệt) là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới. Khi rụng trứng, buồng trứng chỉ phóng ra một quả và kèm theo các chất dịch có lẫn máu. 

Các chất này làm kích thích niêm mạc thành bụng nên gây ra những cơn đau ở phần bụng dưới. Qua thời kỳ rụng trứng thì cơn đau sẽ tự biến mất, vì thế chị em nữ giới không cần lo lắng quá nhiều. 

Đau bụng kinh

Đau bụng kinh thường là những cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, cụ thể là tại khu vực trung tâm ngay dưới rốn (mặc dù đôi khi cơn đau có thể lan sang 2 bên). Để giảm đau bụng kinh, nữ giới có thể áp dụng thử cách chườm ấm ở vùng bụng, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc sử dụng thuốc giảm đau.

Mang thai ngoài dạ con

Nếu chị em cảm thấy đau vùng bụng dưới và trễ kinh nguyệt thì cần chú ý nhiều hơn bởi rất có thể đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này xảy ra khi phôi thai hình thành và phát triển ở bên ngoài dạ con, tại một bộ phận sinh sản khác. 

Để nhận biết mang thai ngoài tử cung, nữ giới có thể dựa vào các triệu chứng như: đau vùng chậu, ra máu âm đạo bất thường (không trong chu kỳ kinh nguyệt, máu màu đen, lượng ít…), trễ kinh, buồn nôn, chóng mặt… Đau bụng dưới trong trường hợp này cần phải đến cơ sở y tế ngay, nếu chậm trễ sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Đau vùng bụng dưới là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Đau vùng bụng dưới là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Loét dạ dày

Các cơn đau quặn thắt do tình trạng viêm loét dạ dày thường xuất hiện ở vùng giữa bụng. Khi bị loét dạ dày, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như: khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn…Trường hợp viêm loét dạ dày nặng, người bệnh có thể bị nôn ra máu, đi phân lẫn máu hoặc phân có màu đen, khó thở, giảm cân không rõ nguyên nhân…

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Sự thay đổi hormone trong cơ thể nữ giới khi chuẩn bị xuất hiện kinh nguyệt sẽ gây ra các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, hội chứng tiền kinh nguyệt còn khiến nữ giới cảm thấy phiền phức do bị nhức đầu, nổi mụn trứng cá, tính tình thay đổi thất thường…

Viêm vòi trứng

Đây là bệnh nhiễm khuẩn gây viêm một bên hoặc cả hai vòi trứng. Triệu chứng của bệnh này thường là xuất hiện những cơn đau ở vùng chậu, nhất là trong lúc sinh hoạt tình dục, sốt cao, xuất huyết âm đạo bất thường…

Nếu không điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm sẽ để lại các tổn thương ở vòi trứng, từ đó làm gia tăng nguy cơ vô sinh và mang thai ngoài tử cung ở nữ giới. 

U xơ tử cung

Tình trạng u xơ tử cung thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 30 – 40, đây là bệnh lành tính. Các u xơ phát triển ở thành tử cung gây chèn ép nên dẫn đến những cơn đau bụng dưới rốn, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt… Khi các khối u xơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe (rong kinh kéo dài gây thiếu máu nghiêm trọng…) thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ sớm.

U nang buồng trứng

Sự phát triển bất thường của hormon hoặc các tế bào trong buồng trứng sẽ dẫn đến bệnh u nang buồng trứng. Nếu nữ giới bị đau vùng bụng dưới bên phải hoặc bên trái kéo dài, giảm cân không kiểm soát… cần đi khám sớm để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn tấn công vào đường tiết niệu sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm tại đây. Nếu không chữa trị kịp thời, đúng cách, tình trạng này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm bể thận, nhiễm khuẩn huyết… Do đó, chị em nữ giới cần chú ý các biểu hiện của bệnh như: đi tiểu đau buốt, tiểu són, đau vùng bụng dưới…

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau do sẹo phẫu thuật vùng bụng, đau do sa tạng hay do các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục cũng có thể là tác nhân khiến nữ giới bị đau bụng dưới

Xem thêm: Phân biệt huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Thăm khám và điều trị đau bụng dưới ở đâu tốt nhất?

Đau bụng dưới là triệu chứng cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu chậm trễ khám chữa bệnh. Vì thế, khi cảm thấy đau ở vùng bụng dưới kèm theo một số biểu hiện bất thường thì nữ giới nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Khám chữa đau vùng bụng dưới hiệu quả, an toàn tại Đa khoa Thái Dương

Khám chữa đau vùng bụng dưới hiệu quả, an toàn tại Đa khoa Thái Dương

Nếu chị em đang sinh sống tại khu vực tỉnh Đồng Nai, thì có thể đến phòng khám Đa khoa Thái Dương để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới. Dựa vào nguyên nhân gây đau ở bụng dưới và tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phương pháp trị liệu hiệu quả nhất. 

Hiện tại phòng khám Thái Dương Biên Hòa đang áp dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật trong điều trị các bệnh lý phụ khoa và bệnh xã hội. Cùng với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng nên sẽ giúp người bệnh sớm lấy lại sức khỏe và trở về cuộc sống bình thường.

Ngoài ra, phòng khám Đa khoa Thái Dương còn có chi phí thăm khám, làm xét nghiệm và điều trị bệnh hợp lý, niêm yết theo đúng quy định do Sở y tế ban hành và luôn thông báo chi tiết với bệnh nhân trước khi tiến hành trị liệu. Do đó, khi đến khám chữa tình trạng bị đau bụng dưới, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về vấn đề đau bụng dưới là bị bệnh gì? Các kiểu đau bụng dưới thường gặp ở nữ giới, mong rằng sẽ giúp bạn đọc nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình để kịp thời điều trị.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay lo lắng gì, vui lòng gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Bạn sẽ gặp nhận được lời giải đáp chu đáo của chuyên gia y tế ngay lập tức vì hệ thống hỗ trợ trực tuyến của phòng khám Thái Dương hoạt động 24/7.