Chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng như thế nào?
Mẹo trị bệnh trĩ bằng cây lộc vừng là một trong các bài thuốc dân gian lâu đời góp phần làm giảm đáng kể triệu chứng khó chịu của bệnh. Vậy, chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về biện pháp trị bệnh trĩ tại nhà này qua bài viết sau đây.
Công dụng của cây lộc vừng trong chữa bệnh trĩ
Cây lộc vừng là loại cây thân gỗ, có tên khoa học Barringtonia Acutangula, tập trung chủ yếu ở vùng Nam Á, Bắc Úc và các khu vực đất ẩm ven biển. Việt Nam có khí hậu nóng ẩm của miền nhiệt đới nên tạo điều kiện thuận lợi để cây lộc vừng phát triển.
Theo y học cổ truyền, cây lộc vừng có tính bình, vị ngọt, rễ cây có vị hơi đắng, thường dùng trong các bài thuốc điều trị suy nhược cơ thể, tóc bạc sớm và giúp hạ nhiệt hiệu quả. Hầu hết các bộ phận của cây lộc vừng đều có thể tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Và mỗi một bộ phận sẽ có công dụng khác nhau:
Tất cả các bộ phận của cây lộc vừng đều có tác dụng làm thuốc chữa bệnh
✛ Vỏ cây lộc vừng có thể dùng để chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt.
✛ Quả lộc vừng có thể sử dụng khi còn xanh ép lấy nước bôi chữa bệnh chàm hay nghiền nhỏ, ngâm rượu để trị đau răng, ho, hen suyễn.
✛ Hạt lộc vừng khi giã nát, thêm bột và dầu có thể chữa đau mắt, đau bụng và tiêu chảy.
✛ Rễ cây lộc vừng thường dùng trong những bài thuốc trị bệnh sởi, kích thích tiêu hóa.
✛ Trong lá cây lộc vừng có chứa nhiều hoạt chất như Axit Barrigtogen, Beta-sitosterol, Beta-amyrin, Axit Angelic, Stigmasterol-3-beta-O-D’Glucoside và Acutangula có tác dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa.
Tuy rằng có mang lại nhiều công dụng trong điều trị bệnh, thế nhưng cây lộc vừng chứa lượng chất độc Saponins cao, có tính phá huyết, gây độc với động vật máu lạnh, có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người sử dụng. Do đó, người bệnh cần cân nhắc và hết sức thận trọng khi áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng tại nhà.
Các cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vững tại nhà
Từ bộ phận lá và hạt cây lộc vừng, dân gian đã điều chế thành những bài thuốc uống cùng như đắp lên vùng hậu môn để đẩy lùi bệnh trĩ. Cụ thể cách cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng tại nhà là:
Cách 1: Đắp lá cây lộc vừng
Cách này tác động trực tiếp vào búi trĩ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Để thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng này, người bệnh cần chuẩn bị 20g lá lộc vừng, nên chọn loại lá bánh tẻ để cho hiệu quả tốt hơn. Sau đó, tiến hành theo các bước sau đây:
-
Bước 1: Ngâm lá lộc vừng với nước muối để loại bỏ vi khuẩn và chất bẩn rồi rửa lại với nước sạch.
-
Bước 2: Lá cây lộc vừng sau khi rửa và để ráo thì đem giã nát, lấy phần bã đắp lên vùng hậu môn. Nằm cố định trong vòng 20 phút để lá lộc vừng không rơi ra ngoài.
-
Bước 3: Sau khi đắp xong, rửa sạch hậu môn với nước và dùng khăn mềm lau khô, tránh để hậu môn ẩm ướt.
Áp dụng mẹo chữa bệnh trĩ bằng cách đắp bã lá lộc vừng liên tục trong 7 đến 10 ngày, mỗi ngày 1 lần sẽ thấy các triệu chứng bệnh được thuyên giảm rõ rệt.
Cách 2: Uống nước ép lá lộc vừng
Nước ép lá lộc vừng có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm sưng đau và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở búi trĩ. Để làm nước ép lá lộc vừng, người bệnh cần chuẩn bị 20g nguyên liệu, sau đó ngâm rửa với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại. Đợi lá ráo bớt nước thì giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố, lấy nước cốt để uống.
Để dễ uống nước ép lá lộc vừng hơn, người bệnh có thể thêm một chút muối và đường. Thực hiện đều đặn cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng này mỗi ngày để tăng hiệu quả trị bệnh.
Người bệnh có thể sử dụng lá và hạt cây lộc vừng để khắc phục triệu chứng bệnh trĩ
Cách 3: Dùng hạt cây lộc vừng
Trong Đông y, hạt cây lộc vừng thường được kết hợp với các dược liệu khác như hà thủ ô, ngưu tất để đẩy lùi các triệu chứng bệnh trĩ nhanh chóng. Nếu hà thủ ô có tác dụng nhuận tràng, thông tiện thì ngưu tất được biết đến với khả năng bổ can thận, giảm đau rát hậu môn khi bị bệnh trĩ.
Cách thực hiện bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng hạt lộc vừng, hà thủ ô và ngưu tất như sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị 50g hạt lộc vừng, 50g ngưu tất và 50 hà thủ ô.
-
Bước 2: Đem tất cả dược liệu giã nát hoặc xay nhuyễn thành bột mịn.
-
Bước 3: Chia hỗn hợp thành những phần nhỏ, mỗi phần 10g rồi vo tròn thành viên hoàn.
-
Bước 4: Bảo quản thuốc vào trong hũ thủy tinh và đậy kín nắp lại để không bị ẩm mốc.
-
Bước 5: Uống mỗi ngày 3 viên thuốc, chia làm 3 lần uống vào buổi sáng, trưa và tối. Kiên trì dùng thuốc đều đặn cho đến khi thấy phân mềm, đi đại tiện dễ dàng thì ngưng.
Cách 4: Ăn sống lá lộc vừng
Biện pháp này được khuyên áp dụng sau khi đã thực hiện cách đắp và uống nước ép lá lộc vừng khoảng 10 ngày, đồng thời các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm.
Trước khi ăn sống lá cây lộc vừng, người bệnh nên rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 10 phút. Để ráo nước và ăn sống trực tiếp, sử dụng liên tục trong 10 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm bớt đáng kể.
Xem thêm: Hướng dẫn các bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả
Dùng cây lộc vừng chữa bệnh trĩ cần lưu ý điều gì?
Như đã đề cập ở trên, trong lá cây lộc vừng có chứa chất độc Saponins nên khi sử dụng để chữa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý:
✔ Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng chỉ mang lại hiệu quả với những trường hợp mắc bệnh nhẹ. Còn khi bệnh trĩ chuyển biến nặng thì đây chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị, lúc này người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp chữa bệnh phù hợp.
✔ Nên tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng sử dụng cây lộc vừng, không nên tự ý thay đổi vì có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
✔ Người bệnh chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi đắp lá lộc vừng để phòng tránh nguy cơ viêm, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, rửa thật sạch lá cây lộc vừng để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây hại như ký sinh trùng, bụi bẩn, vi khuẩn, xác động vật,...
Nếu bị trĩ giai đoạn nặng thì người bệnh nên đến đi thăm khám càng sớm càng tốt
✔ Người bệnh nên áp dụng cách chữa đắp lá lộc vừng trước, nếu không thấy có phản ứng gì thì mới sử dụng theo đường uống và ăn sống.
✔ Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng thường cho hiệu quả chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian dài.
✔ Nếu bị dị ứng với các thành phần của cây lộc vừng thì không nên áp dụng biện pháp chữa bệnh trĩ dân gian này.
✔ Bên cạnh áp dụng cách trị bệnh trĩ bằng cây lộc vừng, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh. Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế, ăn nhiều hoa quả, vitamin, chất xơ, hạn chế đồ cay nóng, chất kích thích và không rặn hoặc ngồi lâu khi đi đại tiện.
Mong rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ về cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng như thế nào? Mặc dù mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhưng dược liệu này có chứa một lượng chất độc, vì thế để đảm bảo an toàn thì người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh trĩ, mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vững hay vấn đề liên quan đến sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Thái Dương thông qua Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin tại khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình.