Chỉ số glucose hay chỉ số đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh tiểu đường. Tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận… Do đó, nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời là việc cần thiết. Vậy chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường khá mơ hồ nên nhiều người khó nhận ra hoặc dễ dàng nhầm lẫn với các căn bệnh khác. 

Bệnh tiểu đường nếu không được điều kịp thời sẽ làm giảm chất lượng sống, gây ra các biến chứng trên tim, thận, mắt, hệ thần kinh và làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Đó chính là nguyên nhân vì sao việc chẩn đoán bệnh sớm, ví dụ dựa vào chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường hay chỉ số đường huyết bao nhiêu là bệnh tiểu đường đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Chỉ số glucose là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh tiểu đường

Glucose (hay là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, glucose được chuyển hóa từ các loại thực phẩm chúng ta đã cung cấp hàng ngày cho bản thân.  

Xét nghiệm glucose cho biết nồng độ đường glucose máu trong những điều kiện nhất định. Từ đó, đánh giá khả năng chính xác về kiểm soát đường huyết của cơ thể, nhờ đó có thể xác định một người có mắc các bệnh lý liên quan tới đường huyết hay không như tiểu đường, tiền tiểu đường, hạ đường huyết… Bên cạnh đó, xét nghiệm glucose máu còn giúp đánh một người mắc bệnh tiểu đường có đáp ứng với những phương pháp điều trị đang được áp dụng hay không.

Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là bình thường?

Như đã nói ở trên, glucose là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà mỗi ngày chúng ta cung cấp cho cơ thể. Trong máu luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Chỉ số glucose trong máu bình thường khi:

icon Ở thời điểm trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l).

icon Ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng: Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l).

icon Ở thời điểm trước khi đi ngủ: 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l).

Để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không, bạn có thể đo chỉ số Glucose của mình vào những thời điểm cần đo này và đối chiếu chỉ số cho phù hợp.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Các chuyên gia cho biết, chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường là:

Chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Khi đo chỉ số glucose lúc đói (khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả trên 126 mg/dl (7 mmol/l) thì chứng tỏ bạn đã bị tiểu đường. Lưu ý bạn cần đo 2 lần liên tiếp để có được kết quả chính xác hơn bởi các thông số này đôi khi có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp bạn đo lại mà kết quả của chỉ số glucose sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) thì nên mang kết quả đến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Nếu kết quả chỉ số glucose đo lúc đói trong khoảng 110 – 126 mg/dl (6,1 – 7 mmol/l) thì do bị rối loạn đường huyết lúc đói. Hoặc có thể nói đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Theo số liệu thống kê, có khoảng 40% người có chỉ số glucose như thế này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong vòng 4 – 5 năm sau. Vì vậy, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có biện pháp điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh tiến triển nặng rồi mới điều trị, việc này sẽ khiến việc điều trị vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.

Cách hỗ trợ giảm và ổn định chỉ số glucose cho người tiểu đường

Việc làm giảm và ổn định chỉ số glucose trong máu là một việc làm rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc đang trong giai đoạn tiền tiểu đường. Làm giảm và ổn định chỉ số glucose sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa, giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường, từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Để đạt được điều này, người bệnh bắt buộc phải có sự thay đổi tích cực trong nhiều khía cạnh của cuộc sống như:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cũng là cách giúp ổn định đường huyết

Chế độ ăn uống: Người bệnh cần thực hiện theo nguyên tắc ăn uống với lượng thực phẩm vừa phải, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, giảm ăn các thực phẩm chứa chất bột đường, hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn, đóng gói sẵn vì có nhiều chất phụ gia trong đó.

Thực hiện hoạt động thể chất: Tham gia các hoạt động thể chất như tập thể dục, chơi thể thao nhẹ nhàng, tập yoga, làm vườn… cần được thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Sử dụng thuốc: Nếu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ thực hiện đúng về liều lượng, thời gian sử dụng một cách đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường. Nếu còn điều gì chưa rõ hoặc muốn biết chỉ số glucose bao nhiêu thì bị tiểu đường thai kỳ thì vui lòng liên hệ Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn miễn phí.