Việc kiểm tra chỉ số đường huyết khi mang thai cực kỳ quan trọng, giúp thai phụ đề phòng những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi. Vậy chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể về thắc mắc này.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu?

Đường huyết là thuật ngữ chỉ lượng đường có trong máu. Bình thường đường trong cơ thể chính là nguồn năng lượng chính, đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng cho tổ chức của bộ não và hệ thần kinh. Một khi lượng đường huyết tăng hoặc giảm quá mức thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của cơ thể.

Chỉ số đường huyết chính là nồng độ glucose, đây là một loại đường đơn có trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí nồng độ glucose khác nhau từng phút. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết thường được tính bằng mg/dL hoặc mmol/L.

Xác định chỉ số đường huyết thai kỳ để phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường rất thường xảy ra trong quá trình phụ nữ mang thai và sau khi sinh sẽ mất đi. Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi mức đường huyết trong máu của thai phụ cao hơn bình thường.

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là:

icon Chỉ số đường huyết đo lúc đói không vượt quá 95 mg glucose/ 100 ml máu

icon Chỉ só đường huyết đo sau khi ăn 1 tiếng không vượt quá 180 mg glucose/ 100 ml máu

icon Chỉ số đường huyết thai kỳ sau ăn 2 giờ không vượt quá 140 mg glucose/ 100 ml máu.

Tại sao cần kiểm tra đường huyết thai kỳ?

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất insulin nhiều hơn nhu cầu của cơ thể để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Đặc biệt là khi giai đoạn thai nhi phát triển nhanh, nếu cơ thể người mẹ sản xuất insulin vượt cả nhu cầu của thai nhi sẽ dẫn tới tình trạng tiểu đường thai kỳ. Lúc này, việc kiểm tra chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ giúp hạn chế mắc chứng tiểu đường bởi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như:

– Thai to khi sinh hoặc tiền sản giật.

– Thai nhi chết lưu hoặc bị dị tật bẩm sinh.

– Sảy thai hoặc sinh sớm hơn thời gian dự định

– Trẻ sinh ra có nguy cơ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, tăng hồng cầu.

– Dẫn đến nguy cơ phải mổ mới có thể lấy thai nhi ra được.

– Tăng nguy cơ tử vong ở mẹ và thai nhi.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chỉ số đường huyết thai kỳ bất thường có biểu hiện gì?

Các mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết tình trạng chỉ số đường huyết thai kỳ bất thường qua những biểu hiện sau đây:

Uống nhiều nước, khát nước là biểu hiện đường huyết thai kỳ bất thường

– Muốn uống nhiều nước, khát nước bất thường.

– Do uống nhiều nước nên những thai phụ bị tiểu đường thường xuyên đi tiểu.

– Thai phụ thường xuyên bị nhiễm trùng âm đạo, bàng quang và da.

– Mắt mờ, tầm nhìn hạn chế hơn bình thường.

– Khi dùng máy đo đường huyết kiểm tra thì thấy chỉ số đường trong máu và nước tiểu tăng.

– Thai phụ luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu, chỉ muốn nằm mà không muốn vận động.

– Thai phụ luôn cảm thấy buồn nôn.

Chỉ số đường huyết thai kỳ tăng cao phải làm sao?

Khi kiểm tra và phát hiện chỉ số đường huyết cao thì đây là dấu hiệu cảnh báo thai phụ đang có nguy cơ bị tiểu đường. Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường như đã kể trên thì các mẹ bầu cần lưu ý thực hiện những điều sau đây:

 Thứ nhất, cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát ổn định đường huyết, nhằm tránh các rủi ro và tai biến cho cả mẹ lẫn con. Mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh và trái cây. Bởi vì đây là nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ và vitamin dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý ăn ít loại trái cây có độ đường cao đế tránh tình trạng dư thừa lượng đường trong máu.

Thường xuyên bổ sung vào bữa ăn các loại hạt như đậu, lạc, vừng. Nên ăn các món luộc, lựa chọn ăn các thực phẩm tươi. Không nên ăn quá mặn, hạn chế ăn thịt, tránh ăn thịt mỡ. Cung cấp lượng nước phù hợp cho cơ thể mỗi ngày. Vì khi cơ thể bị mất nước sẽ có một loại hormone được gọi là vasopressin tăng lên. Hormone này sẽ khiến cho gan giữ nước và kích thích cho gan tạo ra lượng đường trong máu nhiều hơn.

Nếu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ, thai phụ nên điều chỉnh chế độ ăn khoa học

 Thứ hai, khi đường huyết trong thời gian mang thai tăng cao, mẹ bầu cần chú ý có kế hoạch luyện tập nhẹ nhàng và phù hợp. Trước khi bắt đầu chương trình tập luyện cần có sự thảo luận với bác sĩ để lựa chọn hình thức và thời gian tập luyện thích hợp nhất. 

 Thứ ba, mẹ bầu cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái để tránh tình trạng đường huyết tăng lên bất thường. Tinh thần không thoải mái khi mang thai còn ảnh hưởng đến tim mạch và các cơ quan khác. Chính vì vậy, luôn vui vẻ, thoải mái là biện pháp hữu hiệu đề phòng tránh tình trạng đường huyết tăng cao trong thai kỳ.

Hi vọng những thông tin chia sẻ về chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu trên đây sẽ hữu ích đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là những người đang mang thai. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ thêm.