Tình trạng chảy máu ở hậu môn dễ xảy ra khi bị táo bón kéo dài nhưng hiện tượng này cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa cần được điều trị. Vậy, cụ thể chảy máu hậu môn là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu rõ những nguyên nhân gây chảy máu ở hậu môn và cách xử lý tình trạng này hiệu quả qua bài viết sau. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu hậu môn 

Chảy máu hậu môn là hiện tượng máu đi ra khỏi lòng mạch vào bên trong lòng ống tiêu hóa rồi chảy qua hậu môn để ra ngoài cơ thể. Hiện tượng này thường xuất hiện khi đi đại tiện và có thể do những nguyên nhân sau đây:

Bệnh trĩ

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ là chảy máu ở hậu môn với tính chất: máu đỏ tươi, dính trên phân hoặc giấy vệ sinh, trường hợp nặng máu có thể phun ra thành từng tia. Bệnh hình thành khi có sự căng giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn – trực tràng. Người mắc bệnh trĩ nếu không được chữa trị sớm có thể gặp nhiều biến chứng như: áp xe hậu môn, sa nghẹt búi trĩ… 

Viêm ruột

Những người dưới 50 tuổi là đối tượng dễ bị viêm ruột nhất. Có hai dạng viêm ruột phổ biến và viêm loét đại tràng và crohn. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh sẽ bị chảy máu tuổi từ mức độ ít đến trung bình ở bên trong đại trực tràng, máu thường lẫn trong phân cùng với chất dịch nhầy. 

Thiếu máu cục bộ

Khi lượng máu ở ruột già bị suy giảm, chặn hoặc tắc nghẽn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ. Lúc này, người bệnh có các biểu hiện như: đầy bụng khó tiêu, đi ngoài ra máu, tăng nhu động ruột và đi đại tiện nhiều lần trong ngày. 

Tình trạng chảy máu ở hậu môn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Tình trạng chảy máu ở hậu môn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Bệnh túi thừa

Các túi nhỏ ở bên trong thành đại tràng chính là túi thừa. Bệnh túi thừa chủ yếu xảy ra tại những điểm yếu mà mạch máu xuyên qua lớp cơ. Dần dần những mạch máu bên trong thành các túi thừa sẽ trở nên xơ cứng và dễ bị vỡ ra xuất hiện tình trạng chảy máu ở hậu môn. 

Nứt kẽ hậu môn

Đây là căn bệnh khiến người bệnh bị chảy máu hậu môn sau khi đi ngoài, máu thường chảy thành từng giọt. Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do táo bón nên khi đi đại tiện người bệnh phải cố rặn mạnh và kết quả là hậu môn bị nứt, sưng đau, chảy máu. 

Ung thư đại tràng

Biểu hiện cảnh báo sớm bệnh ung thư đại tràng thường là chảy máu ở hậu môn. Lượng máu chảy ban đầu thường ít nhưng đến khi các tế bào ung thư xâm lấn ngày càng nhiều vào đại tràng thì tình trạng máu chảy nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ bị chướng bụng, buồn nôn, đau bụng dưới, sụt cân nhanh… 

Ung thư ruột kết

Ung thư ruột kết bắt nguồn từ ruột gà theo thời gian hình thành nên các polyp ở đại tràng. Bệnh ung thư ruột ruột thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi với các biểu hiện đặc trưng như: tiêu chảy, táo bón, chảy máu hậu môn, đại tiện ra máu tươi, cân nặng sụt giảm nhanh chóng… 

Xem thêm: Ngứa hậu môn là bệnh gì? Phương pháp điều trị ra sao?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hậu môn chảy máu có đáng lo ngại không?

Hiện tượng chảy máu hậu môn do rất nhiều nguyên nhân và bệnh lý gây ra, do đó tùy thuộc vào mức độ bệnh mà tình trạng nguy hiểm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng hậu môn bị chảy máu kéo dài, không được chữa trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.

 Mất máu

Chảy máu ở hậu môn nhiều, liên tục và thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu trầm trọng làm người bệnh xuất hiện các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh, thậm chí ngất xỉu bất kỳ lúc nào. 

Hậu môn bị chảy máu có nguy hiểm không?

Hậu môn bị chảy máu có nguy hiểm không?

 Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Hiện tượng chảy máu hậu môn nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ khiến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của người bệnh gặp ảnh hưởng nghiêm trọng và hiệu suất công việc giảm sút. 

 Dẫn đến tình trạng áp xe, nhiễm trùng hoặc bội nhiễm

Hậu môn chảy máu thường xuyên nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng rất nguy hiểm. 

➽ Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở nữ

Tình trạng hậu môn chảy máu có thể gây ảnh hưởng đến phần phụ, đặc biệt là ở phụ nữ, khiến chị em dễ mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bị chảy máu hậu môn thì nên làm gì?

Khi thấy hậu môn bị chảy máu, người bệnh không nên quá lo lắng mà cần phải bình tĩnh để tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất. Tùy vào mức độ chảy máu hậu môn và triệu chứng kèm theo mà có phương pháp chữa trị phù hợp. Cụ thể như sau:

Đối với trường hợp nhẹ

  • Xây dựng thói quen đi đại tiện khoa học: Người bệnh cần tập cho cơ thể thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định trong ngày. Tốt nhất là vào buổi sáng sớm để cơ thể quen dần với việc đi vệ sinh hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện. 

  • Có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng: Bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giúp nhuận tràng và có lợi cho hệ tiêu hóa như trái cây, rau xanh… Đồng thời, người bệnh cần hạn chế tối đa các món cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ và những loại đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, nước có ga… 

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, ăn uống đúng giờ giấc và tránh căng thẳng, lo lắng quá mức cũng sẽ giúp tình trạng đi cầu ra máu được cải thiện đáng kể. 

  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết: Để đại tràng có đủ lượng nước cần thiết, người cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm giúp quá trình tiêu hóa được thuận lợi, phân mềm hơn. 

  • Tránh rặn khi đi đại tiện: Việc cố rặn phân khi đi đại tiện sẽ khiến tình trạng chảy máu ở hậu môn trở nên phức tạp hơn. Chính vì thế, người bệnh cần tránh rặn quá mạnh để làm giảm bớt tình trạng chảy máu. 

  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh ở hậu môn: Trong trường hợp người bệnh có cảm giác đau rát ở hậu môn thì có thể áp dụng các biện pháp chườm ấm hoặc chườm lạnh để giảm bớt cơn đau và tránh bị sưng, viêm. 

Điều trị tình trạng chảy máu ở hậu môn bằng phương pháp nào?

Điều trị tình trạng chảy máu ở hậu môn bằng phương pháp nào?

Đối với trường hợp nặng

Khi tình trạng chảy máu hậu môn không có dấu hiệu thuyên giảm và kèm theo nhiều triệu chứng thì người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa đẻ thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. 

✜ Điều trị nội khoa

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Các loại thuốc uống sẽ mang lại công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và phục hồi nhanh những tổn thương. Còn thuốc bôi và thuốc đặt sẽ giúp tiêu sưng, cầm máu, giảm đau, đồng thời cải thiện tình trạng đau rát ở hậu môn sau khi đi đại tiện. 

✜ Điều trị ngoại khoa

Người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện một trong các thủ thuật ngoại khoa như:

  • Xâm lấn tối thiểu HCPT: Phương pháp mang lại tác dụng chữa trị bệnh nhanh chóng bằng cách dùng sóng điện cao tần để làm sản sinh ra một lượng nhiệt từ 80 – 900 độ C giúp làm đông và thắt nút những mạch máu. Ngoài cho hiệu quả điều trị cao, biện pháp xâm lấn tối thiểu HCPT còn không gây nên các biến chứng sau phẫu thuật và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh ở mức thấp nhất. 

  • Phẫu thuật: Cách điều trị này thường áp dụng cho những trường hợp bị chảy máu hậu môn là do rò hậu môn. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành phẫu thuật đường rò, vệ sinh và loại bỏ những đường rò nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại. 

  • Mổ nội soi polyp hậu môn: Bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp trực tiếp vào các khối polyp ở vùng hậu môn để loại bỏ gốc rễ của bệnh. Phương pháp này mang lại hiệu quả khá cao và ngăn chặn được nguy cơ tái phát bệnh.

Qua những chia sẻ ở bài viết, mong rằng đã giúp bạn đọc có được câu trả lời tốt nhất cho vấn đề chảy máu hậu môn là biểu hiện của bệnh gì? Từ đó nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Nếu còn thắc mắc hay lo lắng gì về hiện tượng chảy máu ở hậu môn, vui lòng liên hệ đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin tại khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm của phòng khám Đa khoa Thái Dương hỗ trợ tận tình nhất.