Rong kinh là một tình trạng rối loạn kinh nguyệt khá thường gặp ở phụ nữ hiện nay. Mặc dù không gây hậu quả và ảnh hưởng tức thời nhưng nếu chậm trễ chữa trị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản về sau. Vậy, rong kinh là bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách nhận biết các biểu hiện rong kinh ở nữ giới đến bạn đọc. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu về rong kinh là gì? 

Ở một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, số ngày hành kinh sẽ rơi vào khoảng 3 – 7 ngày với lượng máu trung bình từ 50 – 80ml. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cứ 6 – 8 tiếng thì nữ giới phải thay băng vệ sinh một lần. 

Thế nhưng, theo số liệu thống kê có khoảng 14 – 16% phụ nữ có số ngày hành kinh trên 7 ngày và lượng máu đo được hơn 80ml. Như vậy, lúc này nữ giới phải liên tục băng vệ sinh sau 2 – 3 tiếng, có nhiều trường hợp còn xuất hiện các cục máu đông. Tình trạng này được gọi là hiện tượng rong kinh ở nữ giới. 

Rong kinh không chỉ khiến cuộc sống của nữ giới gặp nhiều phiền toái, bất tiện mà còn gây thiếu hụt một lượng máu trong cơ thể. Không chỉ vậy, rong kinh còn có thể là triệu chứng lâm sàng của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung,…

Cũng cần phân biệt giữa biểu hiện rong kinh với rong huyết, mặc dù giống nhau về thời gian và lượng máu nhưng rong kinh hoạt động có tính chu kỳ, còn rong huyết là tình trạng chảy máu bất chợt không theo một quy luật.

Những nguyên nhân gây rong kinh thường gặp

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, nguyên nhân gây rong kinh ở nữ giới rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là: 

Do tuổi dậy thì

Ở những bạn gái khi bước vào độ tuổi dậy thì, trong 1 – 2 năm đầu chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa ổn định, dễ gặp phải hiện tượng bị rong kinh. Nguyên nhân là do nội tiết tố trong cơ thể chưa cân bằng nên khiến chu kỳ kinh diễn ra không đều. 

Đồng thời, cơ quan sinh dục của các bé gái trong độ tuổi này chưa hoàn thiện như người trưởng thành nên lượng hormone nội tiết tố tiết ra không đều đặn, chu kỳ kinh vì thế cũng chưa ổn định, lượng máu kinh ra nhiều và số ngày hành kinh cũng kéo dài hơn. 

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc nội tiết tố, thuốc tránh thai,… nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng rong kinh. 

Do mất cân bằng hormone

Sự  cân bằng giữa hai hormone progesterone và estrogen ở nữ giới sẽ giúp điều chỉnh sự tích tụ ở niêm mạc tử cung bong ra trong kỳ kinh nguyệt. Nếu có một hormone nào bị thiếu hụt gây mất cân bằng, niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức dẫn đến hiện tượng rong kinh. 

Rong kinh là triệu chứng đặc trưng của nhiều bệnh phụ khoa

Rong kinh là triệu chứng đặc trưng của nhiều bệnh phụ khoa

Do thời kỳ tiền mãn kinh

Những phụ nữ khi bước vào tuổi tiền mãn kinh có thể gặp một số vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt như rong kinh, cường kinh, kinh thưa,… do nội tiết tố lúc này bị rối loạn. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể diễn ra trong vài năm, đến khi chu kỳ kinh hoàn toàn chấm dứt, người phụ nữ chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh. Khi đó, buồng trứng ngừng hoạt động và nữ giới không còn kinh nguyệt nữa. 

Do vận động quá sức

Việc vận động quá sức khiến lượng hormone nội tiết tố nữ bị mất cân bằng làm cho chu kỳ kinh nguyệt cũng bị rối loạn, dễ dẫn đến biểu hiện rong kinh

Do mắc bệnh lý phụ khoa

Hiện tượng rong kinh ở nữ giới cũng có thể xuất hiện do các tổn thương thực hiện xảy ra ở cơ quan sinh dục. Thường liên quan đến những bệnh lý sau đây:

● U xơ tử cung: Là tình trạng xuất hiện các khối u lành tính ở tử cung. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và khối u xơ sẽ dần teo nhỏ lại trong giai đoạn mãn kinh.  

● Polyp tử cung: Là những khối u nhỏ, lành tính trên niêm mạc tử cung hoặc trong buồng tử cung. Polyp tử cung hình thành từ sự phát triển quá mức của những tế bào lát mặt trong tử cung, dính vào buồng tử cung và buồng thành cung. 

● Lạc nội mạc tử cung: Đây là hiện tượng các tuyến từ nội mạc tử cung xuất hiện ở cơ tử cung. Bệnh thường gây ra tình trạng máu kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài kèm theo cơn đau bụng khi có kinh. 

 Ung thư cổ tử cung và tử cung: Bệnh có thể gây chảy máu âm đạo bất thường, đôi khi lẫn với kỳ kinh khiến chị em lầm tưởng mình ra kinh kéo dài, đặc biệt cần lưu ý trong trường hợp phụ nữ đã mãn kinh. 

Xem thêm: Bị rong kinh uống thuốc gì hiệu quả?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biểu hiện rong kinh như thế nào?

Để xác định mình có phải gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt này hay không, nữ giới có thể dựa vào những triệu chứng, biểu hiện rong kinh dưới đây: 

Dấu hiệu nhận biết rong kinh như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết rong kinh như thế nào?

➔ Liên tục đau bụng dưới vào kỳ kinh nguyệt, cơn đau không thuyên giảm cho đến khi ngày “đèn đỏ” kết thúc. 

➔ Máu kinh ra nhiều khiến nữ giới phải liên tục thay bằng vệ sinh trong 2 – 3 giờ, mỗi lần đều dùng loại băng dày.

➔ Biểu hiện rong kinh đặc trưng nhất là số ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày và có thể xuất hiện các cục máu đông lớn.

➔ Kinh nguyệt nhiều cả ngày lẫn đêm, vào ban đêm nữ giới vẫn phải thay băng vệ sinh. 

 Ngoài ra, nữ giới còn có các biểu hiện rong kinh như mắc chứng rối loạn đông máu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, có dấu hiệu bị thiếu máu, hơi thở ngắn và dốc. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khi bị rong kinh phải làm sao?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh ở nữ giới mà có cách chữa trị khác nhau. Cụ thể: 

Trường hợp bị rong kinh cơ năng

Rong kinh cơ năng xuất hiện ở các bé gái bước vào độ tuổi dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh do ở những đối tượng này, nội tiết tố thay đổi thất thường, đặc biệt là hormone estrogen tăng cao hoặc giảm mạnh đột ngột khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Rong kinh thường đi kèm với hiện tượng cường kinh, lúc này cần chữa trị và áp dụng các biện pháp giảm nhẹ như:

✛ Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, ít thịt và chất béo, tăng cường bổ sung sắt, kẽm, vitamin B1, B6, vitamin E, magie,… Cùng với đó, nữ giới cần hạn chế sử dụng các thức uống hoặc thực phẩm kích thích trong chu kỳ kinh nguyệt cơ thể dẫn đến biểu hiện rong kinh như cà phê, nước lạnh, bia rượu, gia vị cay,…

✛ Nghỉ ngơi điều độ, luyện tập thể dục thường xuyên, hạn chế căng thẳng và mệt mỏi kéo dài để nội tiết tố trong cơ thể ổn định, từ đó chu kỳ kinh nguyệt cũng bình thường và tình trạng rong kinh được cải thiện. 

✛ Nằm nghỉ ngơi nhiều hơn khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ giúp giảm biểu hiện rong kinh, giảm tình trạng máu ra quá nhiều cũng như các triệu chứng khó chịu trong ngày hành kinh như đau bụng, buồn nôn, căng tức ngực, mệt mỏi,… 

Khi có biểu hiện rong kinh nữ giới nên đi khám ngay

Khi có biểu hiện rong kinh nữ giới nên đi khám ngay

Trường hợp bị rong kinh do bệnh lý

Hiện tượng rong kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gây tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng. Vì thế, khi có biểu hiện rong kinh kèm theo một số triệu chứng bất thường, nữ giới nên nhanh chóng đi thăm khám, nếu không bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng đe dọa tới sức khỏe sinh sản sau này. 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thể nắm được nguyên nhân và cách nhận biết các biểu hiện rong kinh ở nữ giới. Khi có biểu hiện rong kinh, tốt nhất nữ giới nên đến cơ sở y tế chuyên khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp, tránh ra máu kinh kéo dài dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. 

Nếu cần tư vấn thêm về chứng bệnh này hay có nhu cầu đặt lịch hẹn khám sớm tại phòng khám Đa khoa Thái Dương, bạn hãy gọi tới Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên viên y tế hỗ trợ tận tình nhé.