Ngày nay, nhiều mẹ bầu chọn phương pháp sinh mổ thay vì sinh tự nhiên để không trải qua cảm giác đau đẻ. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm nếu không biết cách chăm sóc. Vậy, cách chăm sóc vết mổ sau sinh mau lành như thế nào? Những thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp sản phụ biết cách chăm sóc vết mổ và nên ăn gì, kiêng gì để sức khỏe nhanh hồi phục. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành lại?

Những trường hợp sinh mổ thường phải nằm lại viện lâu hơn so với mẹ bầu sinh thường, có thể từ 3 – 4 ngày. Nguyên nhân mà sản phụ sinh mổ phải ở lại viện lâu là để các bác sĩ chuyên khoa có thể theo dõi tình trạng vết mổ và chăm sóc vết mổ sau sinh một cách tốt nhất. Thông thường, vết mổ sau sinh của chị em sẽ lành lại sau khoảng 6 tuần. 

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành?

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành?

Tuy nhiên, ở mỗi trường hợp khác nhau thì thời gian vết mổ lành lại sẽ không giống nhau. Chẳng hạn nếu chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi khoa học, vận động đúng cách thì việc hồi phục vết mổ của sản phụ có thể diễn ra nhanh hơn.

Ngược lại, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết mổ, khiến sản phụ gặp rủi ro về sức khỏe và kéo dài thời gian hồi phục vết thương.

Bên cạnh đó, thời gian lành lại của vết mổ sau sinh còn phụ thuộc và yếu tố mẹ bầu sinh con đầu lòng hay sinh con lần thứ 1, thứ 3… Các sản phụ nên tuân thủ nghiêm ngặt theo những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đẩy nhanh quá trình phục hồi vết mổ cũng như sức khỏe. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chăm sóc vết mổ sau sinh con như thế nào?

Có thể thấy rằng, cách chăm sóc chính là yếu tố tác động lớn nhất đến thời gian lành lại của vết mổ và sức khỏe sản phụ sau sinh. Vì thế, chị em nên tìm hiểu và nắm rõ cách chăm sóc vết mổ sau sinh để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

Hướng dẫn chăm sóc vết mổ sau sinh tại cơ sở y tế

Sau khi sinh con, sản phụ sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ vệ sinh vết mổ mỗi ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm. Bên cạnh đó, sản phụ còn được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc co hồi tử cung. 

Trong thời gian này, sản phụ cần hết sức thận trọng và chú ý giữ gìn vết mổ, đặc biệt không được tự ý tháo băng che vết mổ, không làm ướt băng gạc…

Sau khoảng 2 – 3 ngày, nếu vết mổ bắt đầu khô hơn, không xảy ra các triệu chứng sưng đau, chảy dịch thì có thể để hở vết thương, không nhất thiết phải băng kín. Nếu sản phụ vẫn thấy đau do vết mổ thì có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý. Thường trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau. 

Trong những ngày đầu sau sinh mổ, sản phụ cần lưu ý đến vấn đề giữ gìn vệ sinh cơ thể thật tốt. Nên dùng loại khăn mềm để lau sạch người, nhất là vùng da xung quanh vết mổ để tránh bị nhiễm trùng. Đặc biệt, chị em không được chạm vào vết mổ vì điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vết thương và gây nhiễm trùng. 

Mẹ bầu chú ý không được làm ướt và sờ vào vết thương

Mẹ bầu chú ý không được làm ướt và sờ vào vết thương

Hướng dẫn chăm sóc vết mổ sau sinh ở nhà

Khi vết mổ đã khô và ổn định, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho sản phụ về nhà nghỉ dưỡng. Trong thời gian này, chị em nữ giới cần lưu ý không được gãi vào vết mổ, dù có phản ứng ngứa ngáy cũng tuyệt đối không được sờ tay lên vết thương. Sản phụ có thể tắm rửa nhưng cần dùng khăn mềm, sạch để lau khô vết mổ. 

Cụ thể, cách chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách cho sản phụ như sau:

  • Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, đặc liên rửa tay sạch sẽ, không nên chạm vào vết mổ.

  • Có thể tắm rửa nhưng không được tắm quá lâu, không ngâm trong bồn để tránh tình trạng vết mổ bị ướt. 

  • Lựa chọn loại khăn thấm làm từ chất liệu tốt, mềm mại và sạch để thấm khô vết thương sau khi đã tắm gội xong. 

  • Nên để vết thương khô thoáng, không cần băng kín, sản phụ có thể lựa chọn dung dịch povidine 10%, betadine để vệ sinh vết mổ tại nhà. 

Bên cạnh lưu ý về hướng dẫn chăm sóc vết mổ sau sinh, sản phụ cũng nên vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giúp vết thương nhanh lành cũng như giảm nguy cơ bị dính ruột. Chẳng hạn, vào những ngày đầu sau sinh mổ, sản phụ có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng ngay tại giường, tập ngồi dậy và có thể rời khỏi giường.

Sang ngày thứ 3, chị em có thể bắt đầu đi lại nhẹ nhàng trong phòng phòng và hoạt động sinh hoạt như bình thường. Sau sinh khoảng 4 – 6 tuần, mẹ bỉm sữa đã có thể tập thể dục trở lại như ngày thường.

Trong thời gian chăm sóc vết mổ tại nhà, sản phụ lưu ý nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như: đau bụng, đau dữ dội ở vết mổ, sốt cao trên 38.5 độ, ra sản dịch có mùi hôi, vết thương sưng tấy, chảy mủ, ngứa nhiều… thì cần đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời. 

Xem thêm: Ngứa bên ngoài bộ phận sinh dục nữ là do đâu?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sản phụ sau sinh mổ nên ăn và kiêng ăn gì?

Song song với việc thực hiện đúng cách chăm sóc vết mổ sau sinh kể trên, sản phụ cũng nên chú ý về chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ vết thương mau lành và sức khỏe sớm bình phục. Vậy, sau sinh mổ nên ăn gì và cần kiêng ăn gì?

Sau sinh mổ sản phụ nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin

Sau sinh mổ sản phụ nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin

Các loại thực phẩm nên ăn sau sinh mổ

 Thực phẩm giàu Protein: Đây là nhóm thực phẩm cho tác dụng làm lành vết mổ một cách nhanh chóng hơn vì chúng giúp tái tạo lại tế bào và những mô bị hư hại sau khi sản phụ khi mổ. Chất protein thường có nhiều trong sữa, pho mát, các loại thịt, đậu phụ, các loại hạt…

✔ Thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin: Những loại vitamin A, C, E và kẽm không chỉ cho tác dụng thúc đẩy quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng, giảm nguy cơ hình thành sẹo mà còn giúp sản phụ kiểm soát cân nặng và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh con.

✔ Uống đủ nước: Sản phụ cần uống đủ nước mỗi ngày và có thể uống thêm một số loại thức uống khác như nước gạo lứt, sữa nóng, ngũ cốc lợi sữa…

Các loại thực phẩm cần tránh xa sau sinh mổ

✗ Không nên ăn những thực phẩm có tính hàn như: cua, ốc, rau đay… vì sẽ làm cơ thể sản phụ nhiễm lạnh, ức chế sự ngưng tụ máu khiến vết thương khó lành hoặc lâu lành hơn.

✗ Những thực phẩm như lòng trắng trứng, gạo nếp, rau muống… có thể gây viêm vết mổ, dễ để lại sẹo lồi… vì thế, sản phụ cần tránh xa những nguyên liệu này.

✗ Không nên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như: da gà, da vịt…; hạn chế đồ ăn chiều xào, đồ đóng hộp.

✗ Không nên ăn nhiều thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt… và thực phẩm dễ gây dị ứng.

✗ Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê và đồ uống chứa cồn. 

 Những sản phụ bị cao huyết áp cần tránh ăn các món quá mặn, hàm lượng muối cao. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về cách chăm sóc vết mổ sau sinh mau lành cũng như những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng trong thời gian hồi phục sức khỏe sau sinh con. Hy vọng sẽ giúp ích cho các sản phụ có thêm nhiều thông tin hữu ích để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và ngăn chặn các biến chứng không mong muốn xảy ra. 

Nếu còn điều gì chưa rõ, nữ giới hãy liên hệ trực tiếp đến phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline: 037.891.5690 hoặc để lại lời nhắn ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Chị em sẽ nhận được lời giải đáp chu đáo từ chuyên gia y tế ngay vì hệ thống tư vấn trực tuyến của phòng khám hoạt động 24/7.