Cách chăm sóc sau mổ áp xe hậu môn
Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh thì việc chăm sóc vết mổ áp xe và chế độ ăn uống quyết định rất lớn đến thời gian hồi phục bệnh. Do đó, để sức khỏe mau chóng ổn định, ngăn chặn bệnh tái phát trở lại thì bạn hãy lưu ý về cách chăm sóc sau mổ áp xe hậu môn mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé.
Vết mổ áp xe bao lâu thì lành hẳn?
Áp xe hậu môn là căn bệnh ở vùng hậu môn - trực tràng phổ biến, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Khối áp xe hình thành khi niêm mạc da xung quanh hậu môn bị nhiễm trùng, viêm nhiễm và tụ mủ. Nếu để bệnh kéo dài, chủ quan không điều trị kịp thời, khối áp xe sẽ vỡ ra, chảy nhiều dịch mủ kèm máu, gây đau đớn, vô cùng khó chịu cho người bệnh.
Cũng như những bệnh lý khác, trước hết người bệnh cần được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán khối áp xe, sau đó bác sĩ mới xây dựng phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Khi khối áp xe hậu môn đã chuyển sang giai đoạn nặng, nguy cơ biến chứng thành rò hậu môn thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện mổ áp xem.
Thời gian vết mổ áp xe lành hẳn phụ thuộc vào cách chăm sóc của người bệnh
Mổ khối áp xe hậu môn bao lâu thì lành lại? Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm cho biết, không thể xác định chính xác thời gian cụ thể vết mổ áp xe lành hẳn. Bởi, thời gian khỏi bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thường chủ yếu là do người bệnh lựa chọn phương pháp chữa trị và ý thức tự chăm sóc sau mổ áp xe hậu môn. Cụ thể như sau:
➔ Mức độ bệnh: Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn cuối mới tiến hành mổ áp xe hậu môn thì thời gian hồi phục kéo dài hơn nhiều lần so với bệnh ở mức độ nhẹ, kích thước khối áp xe còn nhỏ. Nguyên nhân là vì, ở thời kỳ cuối, khối áp xe đã ăn sâu tạo thành đường rò ngoằn ngoèo bên trong ống hậu môn, khiến cho việc điều trị khó khăn, vết mổ cũng lớn hơn.
➔ Tình trạng sức khỏe: Nếu người bệnh có sức khỏe, hệ miễn dịch tốt, không mắc thêm các bệnh mãn tính khác (thiếu máu, viêm đại tràng, tiểu đường…) thì thời gian hồi phục sau mổ nhanh hơn so với những người hay ốm đau, thể trạng yếu.
➔ Phương pháp chữa trị: Những phương pháp mổ áp xe trước đây là trích, rạch dẫn lưu mủ… thường không trị tận gốc bệnh. Sau một thời gian, khối áp xe có thể quay trở lại với mức độ nặng hơn trước. Do đó, bệnh nhân chưa kịp bình phục vết mổ thì khối áp xe đã hình thành quanh ở rìa hậu môn. Tuy nhiên, nếu người bệnh chọn phương pháp mổ áp xe hiện đại là xâm lấn tối thiểu với ưu điểm an toàn, hiệu quả, ít đau, không để lại sẹo thì thời gian hồi phục được rút ngắn lại.
➔ Chăm sóc sau mổ: Một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học, vệ sinh vết mổ cẩn thận, đúng cách sẽ giúp bệnh mau hồi phục. Ngược lại, nếu người bệnh thường xuyên sử dụng chất kích thích, ăn uống thiếu chất, hay thức khuya… thì bệnh sẽ lâu khỏi.
Hướng dẫn chăm sóc sau mổ áp xe hậu môn
Như đã đề cập ở trên, chế độ chăm sóc sau mổ áp xe hậu môn quyết định rất lớn đến thời gian hồi phục bệnh. Vì thế, nếu muốn sức khỏe sớm ổn định trở lại, phòng tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thì người bệnh hãy lưu ý:
Cách chăm sóc vết mổ áp xe đúng
Áp xe dẫn lưu thường được để hở, không cần khâu và vết mổ ở vị trí nhạy cảm nên càng cần chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ sau mổ. Nếu chăm sóc vết mổ áp xe không đúng cách dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, sưng tấy và mưng mủ.
-
Người bệnh có thể ngâm vùng hậu môn trong chậu nước ấm hoặc bồn tắm để làm giảm tình trạng sưng đau.
-
Khi đi vệ sinh, người bệnh nên tránh sử dụng giấy vệ sinh và chà sát vào vết mổ mà thay vào đó hãy rửa sạch bằng nước ấm.
-
Vệ sinh, rửa vết mổ thường xuyên và để vùng hậu môn luôn được khô thoáng.
-
Nếu người bệnh được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn đặt một miếng gạc ẩm vào vết thương thì nên thay vài lần trong ngày, không sử dụng 1 miếng gạc cả ngày.
Nên đi tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra tình trạng vết mổ
Chế độ sinh hoạt sau mổ áp xe
Trong thời gian chăm sóc sau mổ áp xe hậu môn, người bệnh cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống 6 - 8 cốc nước mỗi ngày, ngủ nghỉ khoa học và đủ giấc. Đặc biệt, người bệnh cần tránh làm việc gắng sức, mang vác nặng hay ngồi tại chỗ quá lâu vì điều này có thể khiến bệnh trở nặng và thời gian bình phục kéo dài hơn.
Tái khám đúng hẹn với chuyên gia
Các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cho biết, áp xe hậu môn có thể tái phát hoặc phát triển lỗ rõ. Do đó, người bệnh nên đi tái khám bệnh theo đúng lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa (thường là sau 1 tháng mổ áp xe) để kiểm tra tình trạng hồi phục bệnh.
Lưu ý cách phòng tránh bệnh áp xe hậu môn
Vì bệnh áp xe có thể tái đi tái lại nếu không chăm sóc sau mổ áp xe hậu môn đúng cách cũng như thực hiện theo các khuyến cáo phòng chống bệnh từ chuyên gia như:
-
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện và quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.
-
Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục qua hậu môn vì đây là con đường lây nhiễm nhiều bệnh xã hội nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân hàng gây nên bệnh áp xe.
-
Điều trị các bệnh viêm đường ruột như Crohn không dứt điểm, đúng phương pháp cũng có thể gây áp xe hậu môn.
Xem thêm: Đi ngoài ra chất nhầy màu trắng là dấu hiệu của bệnh gì?
Nên ăn gì sau khi mổ áp xe hậu môn?
Để hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, ngăn chặn tối đa nguy cơ tái phát thì người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy, sau khi mổ áp xe nên ăn gì, kiêng gì? Những thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung hàng ngày đó là:
Sau khi mổ áp xe nên nhiều ăn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin
Tăng cường ăn thực phẩm dồi dào chất xơ
Chất xơ có công dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, phòng chống chứng táo bón (nguyên nhân gây áp xe hậu môn) cũng như khiến bệnh tình trở nặng.
Vì vậy, người bệnh nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau chân vịt, khoai lang, cà rốt, chuối, bơ, các loại đậu, hạt ngũ công… trong thực đơn hàng ngày.
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin, dưỡng chất
Các loại Vitamin A, B, C, D, E; đồng; kẽm; sắt… không chỉ hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp vết lở loét, viêm nhiễm nhanh liền. Chúng thường có nhiều trong những loại thực phẩm như: hạt ngũ cốc, trái cây tươi, rau xanh…
Nên ăn nhạt
Trong thời gian chữa trị bệnh áp xe hậu môn, người bệnh nên ăn nhạt, tránh các món quá cay, quá ngọt và nhiều gia vị vì chúng có thể khiến tình trạng đau rát ở hậu môn nặng hơn.
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp bệnh mau hồi phục thì người bệnh cần tránh ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức uống có ga, chất kích thích, hút thuốc lá…
Qua những chia sẻ trong bài viết cách chăm sóc sau mổ áp xe hậu môn, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình điều trị bệnh lý này và sức khỏe mau chóng ổn định trở lại. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ nhanh chóng, tận tình. Nội dung cuộc trò chuyện được giữ kín tuyệt đối nên bạn có thể thoải mái chia sẻ, tâm sự cùng với chuyên gia.