Tốc độ phản ứng chính là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc một sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Tốc độ phản ứng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong nội dung bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tốc độ phản ứng là gì?

Trước khi tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng hay các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng thì chúng ta cần nắm được tốc độ phản ứng là gì, ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng.

Tốc độ phản ứng hóa học hay tốc độ phản ứng chính là độ thay đổi nồng độ của một trong các chất tham gia hoặc các sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

Tốc độ phản ứng là gì?

Thực nghiệm cho thấy rằng có những phản ứng hóa học xảy ra gần như ngay tức khắc, ví dụ như phản ứng nổ, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những phản ứng hóa học xảy ra rất chậm, thường là phản ứng hóa học giữa các hợp chất cộng hóa trị, đặc biệt là những hợp chất hữu cơ.

Tốc độ phản ứng hóa học được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của chất trong đơn vị thời gian, theo quy ước nồng độ theo mol/lít, thời gian có thể xác định là giây (s), phút (ph), giờ (h)… Tốc độ phản ứng hóa học được xác định bằng thực nghiệm.

Người ta phân biệt tốc độ trung bình của phản ứng với tốc độ tức thời của phản ứng hóa học. Nếu phản ứng hóa học có dạng tổng quát aA + bB = mM + nN thì tốc độ phản ứng hóa học có thể được xác định bằng độ giảm nồng độ hoặc của chất A hoặc của chất B hay bằng độ tăng nồng độ hoặc của chất M hoặc của chất N nhưng với quy ước lấy độ biến thiên nồng độ của chất chia cho hệ số của chất đó trong phương trình phản ứng.

Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất hàng ngày.

Ví dụ: Thực phẩm nấu trong nồi áp suất sẽ nhanh chín hơn so với việc nấu áp suất thường. Các chất đốt như than, củi sẽ cháy nhanh hơn khi kích thước nhỏ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Tốc độ của một phản ứng hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ, nồng độ, áp suất, diện tích tiếp xúc và chất xúc tác. Cụ thể:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Nhiệt độ

Khi nhiệt độ càng cao thì phản ứng hóa học sẽ diễn ra nhanh hơn.

Áp suất

Khi áp suất của hệ tăng sẽ khiến tốc độ của phản ứng cũng tăng.

Chú ý: Đối với những phản ứng mà chất tham gia không phải chất khí thì sự thay đổi của áp suất sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học.

Nồng độ

Ở một nhiệt độ xác định. Khi nồng độ của các chất tham gia gia tăng thì tốc độ phản ứng hóa học cũng tăng.

Diện tích tiếp xúc

Đối với các phản ứng hóa học có chất tham gia là chất rắn, kích thước của chất rắn càng nhỏ thì phản ứng sẽ diễn ra càng nhanh.

Chất xúc tác

Đối với một số phản ứng hóa học, để phản ứng có thể diễn ra thì cần sự tham gia của chất xúc tác. Vì vậy mà tốc độ phản ứng hóa học cũng phụ thuộc vào chất xúc tác.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng.