Trong các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, giang mai là một bệnh lý nguy hiểm và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh nhất. Bệnh lý này do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra và có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng khó lường nếu không được phát hiện sớm cũng như hỗ trợ điều trị kịp thời. Vậy, giang mai là bệnh gì? Các biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào? Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh giang mai. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giang mai ở nữ là bệnh gì?

Bệnh giang mai xuất phát từ một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema Pallidum. Loại xoắn khuẩn này không có khả năng sống lâu như virus HPV, tuy nhiên chúng cũng rất nguy hiểm. Ở một thí nghiệm, người ta phát hiện xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại trong nước lạnh và sống được 30 phút ở nhiệt độ 45 độ C. Mặc dù khả năng duy trì sự sống và lây nhiễm trong không khí của xoắn khuẩn Treponema Pallidum là rất ít nhưng mọi người không nên chủ quan.

Cũng tương tự như HIV, bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua những con đường như đường máu hay đường tình dục. Khi quan hệ không sử dụng các biện pháp bảo vệ sẽ tạo điều kiện cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể. 

Bệnh giang mai thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 25 - 45

Bệnh giang mai thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 25 – 45

Giang mai là một trong các căn bệnh xã hội khiến nhiều người ám ảnh và lo sợ khi nhắc đến. Bởi lẽ, bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến người mắc bệnh mà còn có khả năng lây nhiễm rất cao. Mặc dù không gây tử vong nhưng bệnh giang mai có thể tạo mầm móng cho nhiều căn bệnh khác phát triển, điển hình như các bệnh ung thư ở bộ phận sinh dục. 

Đối tượng mắc bệnh giang mai bao gồm cả nam, nữ giới và tập trung ở độ tuổi từ 25 – 45 tuổi. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ y tế, tỷ lệ mắc bệnh giang mai ở nữ cao hơn so với nam giới do cấu tạo dạng mở của bộ phận sinh dục nữ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh giang mai do lây nhiễm từ mẹ của mình. 

Lý giải về điều này, các bác sĩ cho rằng xoắn khuẩn Treponema Pallidum đã xâm nhập vào cơ thể thai nhi thông qua cuống rốn từ lúc bé còn trong bụng mẹ. Do đó, khi sinh ra em bé có khả năng cao mắc bệnh giang mai và thường rất khó điều trị.

Xem thêm: Bệnh giang mai có chữa được không? Thời gian điều trị bao lâu?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới qua từng giai đoạn

Quá trình bệnh giang mai hình thành và phát triển được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, ở mỗi giai đoạn cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện bệnh giang mai ở nữ khác nhau với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện bệnh giang mai ở nữ rõ rệt sau thời gian ủ bệnh (thông thường khoảng 3 – 4 tuần). Khi quan sát bằng mắt, người bệnh dễ dàng nhận thấy các triệu chứng của săng giang mai ở giai đoạn đầu với đặc điểm như sau:

  • Các vết trợt không sâu, khi chạm vào có cảm giác nông với dạng hình bầu dục hoặc hình tròn. Phần gờ xung quanh vết trợt mỏng và phần da bên trong có phần cứng hơn. Màu da ửng đỏ nhưng không gây ra cảm giác ngứa hoặc đau đớn cho người bệnh. 

  • Các vết trợt của săng giang mai thường xuất hiện chủ yếu ở những vị trí xung quanh niêm mạc cơ quan sinh dục như: môi lớn, môi bé, mép bộ phận sinh dục… 

  • Xuất hiện hạch ở các vị trí phát bệnh: hạch thường xuất hiện ở vùng bẹn (háng) và tạo thành từng chùm với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có một hạch có kích thước to vượt trội hơn so với các hạch còn lại. 

Thường thì trong giai đoạn 1, các biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới chỉ xuất hiện một khoảng thời gian rồi tự lành mặc dù người bệnh không can thiệp chữa trị. Do đó, nhiều người bệnh cho rằng bệnh đã tự khỏi mà không thực hiện thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên, đó chính là thời điểm chuyển từ giai đoạn đầu sang giai đoạn kế tiếp, tức tình trạng bệnh giang mai ngày một nặng hơn. 

Triệu chứng giang mai ở nữ qua từng giai đoạn

Triệu chứng giang mai ở nữ qua từng giai đoạn

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 thường bắt đầu khoảng sau 7 đến 8 tuần tính từ thời kỳ đầu. Ở giai đoạn này, trên cơ thể người bệnh xuất hiện những triệu chứng giang mai như:

  • Đào ban: Trên da xuất hiện nhiều dát có thể là màu hồng hoặc màu trắng, tràn lan ở cơ thể. Chúng thường tách rời nhau, tạo thành từng mảng riêng và đều màu. Khi chạm mạnh làm da căng ra thì chúng sẽ biến mất và không có bất kỳ triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay khó chịu nào. 

  • Sẩn: Các vết sẩn trông như vảy nến hoặc trứng cá và có nhiều hình dạng khác nhau. 

  • Sẩn phì đại: Sẩn này thường xuất hiện ở những vị trí xung quanh cơ quan sinh dục nữ giới hoặc vùng hậu môn.

  • Hạch: Ở giai đoạn 2 hạch phát triển to hơn và lan sang nhiều vị trí khác trên cơ thể. 

Ngoài ra, khi bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn 2 thì người bệnh còn gặp triệu chứng bị rụng tóc nhiều. 

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh giang mai ở cả nam và nữ giới với nhiều dấu hiệu nghiêm trọng. Cụ thể biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới trong giai đoạn cuối là: 

  • Giang mai thần kinh: Đây là dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh giang mai giai đoạn 3. Sự tổn thương thần kinh dẫn tới các biến chứng liên quan đến viêm não, bại liệt… 

  • Gôm và củ giang mai: Có thể xuất hiện trên da và nhiều cơ quan khác bên trong cơ thể như cơ, xương… Người bệnh có thể dễ dàng quan sát các biểu hiện trên da là xuất hiện những tổn thương có hình tròn với độ lớn tương đương hạt bắp, nằm riêng biệt, theo thời gian chúng dần hoại tử và lở loét từ từ. 

  • Giang mai tim mạch: Khiến người bệnh chịu tổn thương về mặt tim mạch, phổ biến nhất là phình mạch. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khám bệnh giang mai ở nữ giới tại phòng khám nào hiệu quả?

Thực tế, vì mặc cảm, lo lắng và e ngại về căn bệnh giang mai mà mình mắc phải mà nhiều người quyết định dấu bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc nuôi bệnh, khiến cho các biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới ngày một nặng nề với nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Khám chữa bệnh giang mai hiệu quả tại phòng khám Đa khoa Thái Dương

Khám chữa bệnh giang mai hiệu quả tại phòng khám Đa khoa Thái Dương

Vì thế, thay vì xấu hổ, tự ti, nữ giới nên chủ động đi thăm khám sớm khi có dấu hiệu bệnh giang mai hoặc nghi ngờ nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Việc điều trị càng sớm càng giúp tăng khả năng hồi phục bệnh và quá trình chữa bệnh giang mai cũng diễn ra thuận lợi hơn. 

Nếu chị em nữ giới đang sinh sống và làm việc tại khu vực Đồng Nai hoặc tỉnh thành lân cận thì có thể đến phòng khám Đa khoa Thái Dương thăm khám hay làm xét nghiệm giang mai. Đây là cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh xã hội và được đánh giá cao về chế độ bảo mật thông minh. Toàn bộ thông tin bệnh án và danh tính của người bệnh được phòng khám bảo mật tuyệt đối. 

Ngoài ra, phòng khám Thái Dương Biên Hòa còn biết đến là địa chỉ y tế quy tụ nhiều y bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn và có chi phí khám chữa bệnh hợp lý, cơ sở hạ tầng khang trang, quy trình khám bệnh khoa học, thời gian làm việc linh hoạt (từ 8:00 – 20:00 mỗi ngày, bao gồm lễ và tết)…

Trên đây là những thông tin giải đáp cho các thắc mắc giang mai ở nữ giới là bệnh gì và các biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào? Hy vọng sẽ giúp chị em phụ nữ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc phòng tránh lây nhiễm bệnh giang mai và điều trị bệnh kịp thời.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh giang mai hay đặt lịch hẹn khám bệnh thì nữ giới hãy gọi trực tiếp vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ nhanh chóng và chu đáo nhất.