Viêm tuyến sữa là tình trạng mô vú của chị em phụ nữ bị đau và viêm. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú, thường trong vòng ba tháng đầu sau khi sinh, khiến chị em vô cùng mệt mỏi, kiệt sức. Vậy biểu hiện của viêm tắc tuyến sữa là gì?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến sữa

Viêm tuyến sữa hay còn được gọi là viêm vú, viêm tuyến vú là một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở các mô vú gây đau ngực, nóng, sưng và đỏ vú. Bệnh có thể xuất hiện ở chị em phụ nữ trong nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng phổ biến nhất là chị em phụ nữ trong giai đoạn cho con bú.

Viêm tuyến sữa thường xảy ra khi trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng sau khi sinh. Nhưng hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở phụ nữ không sinh con và phụ nữ sau sinh.

Viêm tuyến sữa thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú

icon Nguyên nhân viêm tuyến sữa khi cho con bú

Ống dẫn sữa bị tắc: Nếu vú của chị em không hoàn toàn trống rỗng sau khi cho bé ăn, các ống dẫn sữa có thể bị tắc. Sự tắc nghẽn này khiến sữa chảy ngược dòng, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vú.

Vi khuẩn xâm nhập vào vú: Vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của em bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa của người mẹ thông qua những vết nứt trên núm vú hoặc qua lỗ mở của ống dẫn sữa. Sữa ứ đọng trong vú tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

icon Nguyên nhân viêm tuyến sữa ở phụ nữ không cho con bú

Phụ nữ khỏe mạnh thường hiếm khi bị viêm tuyến sữa. Tuy nhiên, chị em phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, AIDS hoặc hệ thống miễn dịch yếu dễ mắc bệnh hơn.

Ở phụ nữ mãn kinh, viêm vú có thể liên quan đến tình trạng viêm các ống dẫn dưới núm vú mãn tính. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể gây tắc nghẽn các ống dẫn sữa bởi các tế bào da. Khi tắc ống dẫn sữa sẽ khiến vú bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Tình trạng nhiễm trùng dễ tái phát sau khi điều trị bằng kháng sinh.

icon Một số yếu tố nguy cơ khác

– Thời gian giữa những lần cho em bé bú quá dãn cách.

– Mẹ mặc áo lót quá chật.

– Mẹ chỉ em bé bú một bên.

– Mẹ có tiền sử bệnh viêm tuyến vú.

– Bé chưa biết bú, mẹ phải nặn sữa nhưng thực hiện không đúng cách khiến núm vú bị tổn thương.

– Mẹ vệ sinh vú kém, sữa bị ứ đọng, không thông…

Những biểu hiện viêm tuyến sữa thường gặp

Các biểu hiện viêm tuyến sữa thường xuất hiện một cách đột ngột, một số triệu chứng thường gặp có thể kể đến là:

Đau nhức vú, ngực nóng đỏ... là biểu hiện viêm tuyến sữa thường gặp

icon Đau vú và có cảm giác ấm khi chạm vào vú.

icon Có cảm giác đau nhức, mệt mỏi trong người.

icon Vú bị sưng, sữa ra không đều cũng là biểu hiện viêm tuyến sữa.

icon​​​​​​​ Biểu hiện viêm tắc tuyến sữa còn thể hiện qua màu sắc da quanh vùng ngực có màu đỏ nhẹ hoặc không đỏ.

icon​​​​​​​ Cảm thấy có hạch hoặc khối u cứng ở ngực cũng là biểu hiện viêm tuyến sữa mà các mẹ cần lưu ý.

icon​​​​​​​ Cơ thể người phụ nữ có biểu hiện sốt, sợ lạnh, tức ngực, đau đầu, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng.

Khi tình trạng viêm tuyến sữa chuyển sang giai đoạn làm mủ, bầu vú của người mẹ sẽ bắt đầu sưng to, da đỏ nóng từng đám hoặc toàn bộ vú, các cơn đau nhức tăng dần, sốt cao không giảm và mưng mủ cục bộ, cơ thể người mẹ khó chịu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, khát nước.

Tuy tình trạng viêm tuyến sữa thường xảy trong vài tuần đầu tiên cho con bú nhưng nó vẫn có thể xảy ở bất cứ lúc nào trong thời gian phụ nữ cho con bú. Viêm tuyến sữa thường ảnh hưởng đến một bên vú, không phải cả hai vú.

icon Khuyến cáo: Viêm tuyến sữa nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể biến chứng thành một áp xe tại ổ viêm, viêm xơ tuyến vú mãn tính, nhiễm khuẩn, thậm chí hoại tử vú… Do đó, để tránh biến chứng nguy hiểm này, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám ngay ngay khi phát hiện các biểu hiện viêm tuyến sữa.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Viêm tuyến sữa và cách điều trị hiệu quả

Như đã nói ở trên, khi có biểu hiện viêm tuyến sữa các mẹ nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám cụ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh dựa trên những biểu hiện viêm tuyến sữa và thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra tuyến sữa hoặc lấy mẫu mô ở miệng trẻ để củng cố chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị viêm tuyến sữa phù hợp.

Tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp​​​​​​​

Phương pháp điều trị viêm tuyến sữa bao gồm:

 Thuốc kháng sinh: Trong những ngày đầu, các mẹ có thể sẽ phải dùng kháng sinh toàn thân đường tĩnh mạch, sau đó sẽ chuyển sang đường uống. Ngoài ra, trong một vài trường hợp. bác sĩ cũng có thể kê thêm cho chị em một số loại thuốc giảm đau.

 Trích dẫn lưu ổ viêm: Với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, sâu và đã có biến chứng thành áp xe thì bác sĩ sẽ tiến hành trích dẫn lưu ổ viêm.

Đồng thời, bác sĩ cũng tư vấn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ hợp lý để chị em mau hồi phục, chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về biểu hiện của viêm tắc tuyến sữa. Nếu còn điều gì thắc mắc, chị em vui lòng gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ tư vấn thêm.