Bị trĩ khi mang thai, nhất là ở giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Đau rát hậu môn hay đi cầu ra máu là những dấu hiệu giúp các mẹ bầu nhận biết sớm bệnh trĩ. Cần chú ý điều trị đúng cách để hạn chế tối đa những tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ vì đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Vậy, bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng nhất. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Bệnh trĩ rất dễ xuất hiện khi có áp lực mạnh đè nén thường xuyên lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn, trực tràng. Điều này khiến cấu trúc mô liên kết nâng đỡ tĩnh mạch bị suy yếu, tạo điều kiện cho các búi trĩ hình thành và tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn. 

Ở phụ nữ, thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng. Một số vấn đề sinh học trong cơ thể mẹ bầu sẽ có sự thay đổi nhất định. Chính những thay đổi này đã tạo cơ hội cho bệnh trĩ dễ dàng khởi phát. 

Cụ thể, nguyên nhân khiến các mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối là do: 

Nội tiết tố thay đổi

Ở thời kỳ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể nữ giới sẽ có nhiều thay đổi bất thường. Đặc biệt là sự gia tăng nồng độ progesterone, loại hormone này có thể khiến thành tĩnh mạch co giãn bất thường. 

Nó cũng có thể là nguyên nhân khiến tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng sưng phồng lên. Đồng thời hormone progesterone còn là tác nhân làm chậm nhu động ruột khiến các mẹ bầu dễ bị táo bón hơn. Những yếu tố này tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành ở phụ nữ khi mang thai, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. 

Có nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bầu mắc bệnh trĩ vào 3 tháng cuối thai kỳ

Có nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bầu mắc bệnh trĩ vào 3 tháng cuối thai kỳ

Táo bón kéo dài

Trong thời gian mang thai, tử cung của nữ giới sẽ lớn dần để đảm bảo có khoảng trống cho thai nhi phát triển. Nhất là càng về những tháng cuối thai kỳ, em bé phát triển nhanh thì tử cung sẽ càng phải được nới rộng ra.

Chính điều này đã dồn nén áp lực thường xuyên lên vùng xương chậu cũng như tĩnh mạch quanh hậu môn – trực tràng. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân khiến cho đám rối tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng sưng phồng, từ đó hình thành các búi trĩ.  

Tử cung phát triển

Trong thai kỳ, các mẹ bầu rất dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, điển hình nhất là tình trạng táo bón. Chứng táo bón khi mang thai không chỉ được kích hoạt do sự gia tăng của hormone progesterone mà còn do nhiều yếu tố khác. 

Thông thường, khi mang thai các mẹ bầu hay sử dụng thuốc sắt để bổ sung hoạt chất này cho cơ thể. Táo bón là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng loại thuốc này. Ngoài ra, càng về những tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu cần ít vận động, ngồi nhiều hơn. Thêm vào đó, chế độ ăn uống ít chất xơ sẽ rất dễ gây táo bón.

Tình trạng táo bón lâu ngày sẽ khiến cho tĩnh mạch hậu môn chịu nhiều áp lực, nhất là lúc mót rặn khi đi đại tiện. Điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối ở mẹ bầu. 

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể liên quan đến sự xuất hiện của búi trĩ ở 3 tháng cuối thai kỳ là: căng thẳng khi đi đại tiện, ngồi lâu trong WC, sự gia tăng lượng máu trong thai kỳ, stress,… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có sao không?

Bất kỳ một bệnh lý nào bị kích hoạt khi đang mang thai cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thai kỳ. Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ mặc dù không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng cũng sẽ gây ra nhiều tác động không nhỏ đến cả mẹ và bé. 

Ngay cả khi bệnh trĩ ở mức độ nhẹ cũng sẽ gây không ít khó chịu, phiền toái và bất tiện cho mẹ bầu. Và một thai kỳ sẽ không thể nào khỏe mạnh nhất khi các mẹ bầu không có được tinh thần thoải mái, vui vẻ. 

Khi mắc bệnh trĩ các mẹ thường bầu lo lắng, ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe thai kỳ 

Khi mắc bệnh trĩ các mẹ thường bầu lo lắng, ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe thai kỳ 

Không chỉ vậy, khi bệnh trĩ không được kiểm soát thì cũng là lúc các vấn đề nghiêm hơn có thể phát sinh. Nhất là tình trạng các búi trĩ sa ra ngoài và chảy máu, nếu nặng nề mẹ bầu có thể đứng trước nguy cơ bị thiếu máu.

Ngoài ra, việc búi trĩ tăng tiết dịch nhiều cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm men, vi khuẩn tấn công vào hậu môn hay vùng kín. Điều này sẽ khiến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi bị ảnh hưởng nặng nề.

Đặc biệt, tình trạng sa nghẹt búi trĩ và chảy máu kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, mẹ bầu sẽ rất khó sinh thường, bác sĩ có thể cân nhắc đề nghị biện pháp sinh mổ để giảm thiểu các rủi ro phát sinh. 

Xem thêmHướng dẫn các bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biện pháp chữa trĩ cho bà bầu mang thai 3 tháng cuối 

Khi bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối, dựa vào mức độ, dấu hiệu bệnh mà các mẹ bầu có thể lựa chọn biện pháp chữa trị phù hợp. Nếu sớm phát hiện khi bệnh trĩ mới khởi phát, triệu chứng còn nhẹ thì mẹ bầu có thể áp dụng các liệu pháp tại nhà. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự chăm sóc và can thiệp y tế là rất cần thiết. 

Điều trị bệnh trĩ tại nhà

Những biện pháp điều trị tại nhà cho mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối là: 

 Chườm lạnh: Đây là biện pháp tạm thời giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng sưng đau búi trĩ. Chườm lạnh có thể khiến các mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, nhất là khi búi trĩ sưng tấy kèm ngứa rát. Theo đó, mẹ bầu hãy cho vài viên đá lạnh vào một vải mềm, bọc lại rồi nhẹ nhàng chườm lên hậu môn trong khoảng 10 phút, thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày. 

● Ngâm trong bồn nước ấm: Tắm với nước ấm là cách rất tốt giúp tăng cường lưu thông máu của cơ thể. Từ đó, giúp mẹ bầu xoa dịu phần nào các cơn đau, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra. 

● Bổ sung thực phẩm có lợi: Thiết lập một chế độ dinh dưỡng, khoa học luôn là cách tốt nhất để mẹ bầu có được một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. Nhất là lúc bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối, các mẹ cần chú ý tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa và rau củ quả giàu chất xơ. 

● Uống nhiều nước mỗi ngày: Mỗi ngày mẹ bầu cần uống đủ 2 – 2.5 lít nước để tăng cường quá trình chuyển hóa. Điều này sẽ góp phần ngăn ngừa tình trạng táo bón – nguyên nhân khiến bệnh trĩ nặng hơn. 

Điều trị y tế

Khi mang thai, mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc bôi ngoài da. Điều này là nhằm đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi và ngăn ngừa những rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. 

Tùy tình trạng bệnh trĩ mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho mẹ bầu 

Tùy tình trạng bệnh trĩ mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho mẹ bầu 

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định mẹ bầu dùng thuốc làm mềm phân hoặc thuốc đặt hậu môn để giảm tình trạng táo bón và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê đơn một số loại thuốc giảm đau, chống viêm và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ cho mẹ bầu dùng. Các loại thuốc này có thể không phù hợp cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. 

Nếu tình trạng bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị mẹ bầu thực hiện một số thủ thuật như: 

● Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch hóa chất vào búi trĩ nhằm mục đích khiến chúng co lại và hình thành mô sẹo. 

● Thắt búi trĩ bằng cao su: Trong thủ thuật này, bác sĩ dùng một dải cao su nhỏ để thắt xung quanh gốc búi trĩ nhằm ngăn máu chảy vào búi trĩ, từ đó khiến chúng teo dần và rụng sau 10 – 12 ngày. 

● Phẫu thuật cắt búi trĩ: Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp chữa trị bảo tồn không mang lại hiệu quả hoặc khi bệnh có nguy cơ biến chứng cao. Phẫu thuật có thể loại bỏ triệt để búi trĩ nhưng có thể gây tổn thương các cơ ở hậu môn, đau đớn và thời gian hồi phục lâu hơn khi mang thai. Ngoài ra, phẫu thuật cắt trĩ ở 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sinh nở. 

Tóm lại, bị trĩ khi mang thai là tình trạng rất phổ biến và cần được điều trị sớm, đúng cách để tránh các biến chứng liên quan. Vì thế, khi nhận thấy có dấu hiệu bệnh trĩ, các mẹ bầu nên đến cơ sở y tế ngay để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối xử lý thế nào?

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh trĩ khi mang thai hay vấn đề sức khỏe sinh sản khác, bạn có thể gọi tới Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Thái Dương để được các chuyên viên y tế giải đáp rõ ràng và chu đáo nhé.