Những điều cần biết khi mắc bệnh trĩ khi mang thai

Xếp hạng: 4.7 / 5 ( 0 lượt đánh giá)

Bệnh trĩ khi mang thai là tình trạng thường gặp phải ở các chị em phụ nữ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh, sinh nở thuận lợi, các chị em không nên bỏ qua những điều cần biết khi mắc bệnh trĩ khi mang thai trong bài viết sau đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh trĩ khi mang thai là gì? Vì sao dễ bị trĩ khi mang thai?

Trĩ được biết đến là một bệnh lý thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt là khi chị em phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, khi tử cung của thai phụ mở rộng và gây áp lực lên tĩnh mạch. Trĩ chính là tình trạng sưng tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng.

Bệnh trĩ khi mang thai có thể gây ra tình trạng ngứa, đau rát hoặc chảy máu trong hoặc sau khi đi đại tiện, gây nhiều khó chịu cho thai phụ.

Một số chị em phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai lần đầu tiên. Trường hợp nếu đã từng mắc bệnh trĩ trước đó thì có nhiều khả năng thai phụ sẽ bị trĩ lại hoặc bị trĩ nặng hơn khi mang thai.

Bệnh trĩ khi mang thai là tình trạng rất thường gặp

Theo số liệu thống kê, cứ 10 phụ nữ mang thai thì có tới 6 người bị mắc bệnh trĩ ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ vì những nguyên nhân sau đây:

– Khi thai nhi ngày càng phát triển, tử cung của thai phụ sẽ lớn hơn và từ đó gây áp lực vào xương chậu, đặc biệt là tĩnh mạch gần khu vực hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này sưng to và gây đau.

– Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone của chị em tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, bởi vì nó sẽ làm giãn các thành mạch và làm các thành mạch dễ bị sưng hơn.

– Thể tích máu khi mang thai của chị em tăng lên gây giãn tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.

Ngoài ra, những yếu tố tác động lên hậu môn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai đó là:

– Bổ sung nhiều canxi và sắt, ngại đi vệ sinh nên uống ít nước, ít vận động dẫn đến táo bón, thường xuyên rặn mạnh, rặn nhiều khi đi đại tiện.

– Trong thời gian mang thai, thai phụ bị tăng cân nhiều.

– Ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu một chỗ trong một khoảng thời gian dài.

Mắc bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Bệnh trĩ khi mang thai không gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ và thai nhi nhưng nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ dẫn đến những ảnh hưởng sau đây:

Đối với thai nhi

Bà bầu bị trĩ không gây ảnh hưởng lớn tới thai nhi nhưng trường hợp nặng mà không điều trị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi với các vấn đề như:

 Trẻ chậm phát triển

Bà bầu bị mắc bệnh trĩ do táo bón kéo dài, gây rối loạn hệ tiêu hóa, cơ thể người mẹ hấp thụ các chất dinh dưỡng kém hơn. Từ đó, thai nhi cũng hấp thụ các dưỡng chất từ người mẹ sẽ kém, khiến trẻ thiếu chất, chậm phát triển.

 Thai nhi nhẹ cân

Thai nhi chỉ phát triển khỏe mạnh, đủ cân và đủ chiều dài theo tiêu chuẩn khi được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, người mẹ không mắc các bệnh lý trong thai kỳ. Nếu người mẹ bị trĩ khi mang thai, trẻ sinh ra có nguy cơ nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ khác. 

 Sức đề kháng giảm

Khi mẹ bị bệnh trĩ trong quá trình mang thai, cơ thể khó đào thải các chất độc ra bên ngoài làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Điều này sẽ tác động tới thai nhi khiến thai nhi giảm sức đề kháng từ trong bụng mẹ và dễ ốm sau sinh.

Đối với thai phụ

Tình trạng bệnh trĩ nặng, kéo dài khi mang thai sẽ khiến thai phụ gặp phải một số vấn đề như:

 Chảy máu, đau buốt hậu môn khi đi đại tiện

Mẹ bầu theo dõi thấy mỗi lần đi đại tiện có ra máu, đau rát, ngứa hậu môn thì nên đi khám và điều trị sớm. Ở những tháng cuối, bụng đã khá to kèm theo tình trạng bị trĩ sẽ khiến mẹ bầu khó chịu, vất vả trong việc đi vệ sinh, cảm giác đau rát hậu môn do trĩ khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.

 Hoại tử búi trĩ

Đây là biến chứng khá nguy hiểm của bệnh trĩ, mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Khi búi trĩ bị hoại tử sẽ dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm ở hậu môn. Hoại tử búi trĩ cảnh báo thai phụ đã bị trĩ nặng, điều trị và chăm sóc chưa đúng cách.

 Khó sinh

Nếu mẹ bầu sinh thường, bệnh trĩ ở mức độ nặng sẽ dẫn đến khó sinh, khó rặn và tăng cơn đau đẻ hơn so với bình thường.

 Gây mệt mỏi, căng thẳng

Với các biến chứng của bệnh trĩ khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress, căng thẳng, lo lắng. Tốt nhất khi có dấu hiệu táo bón hoặc bệnh trĩ sớm, các mẹ bầu nên điều trị để thai phát triển tốt, mẹ khỏe.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp thắc mắc: Bệnh trĩ sinh thường được không?

Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh như thế nào. Đối với những trường hợp mẹ bầu bị trĩ nhẹ thì có thể sinh thường, tuy nhiên tình trạng trĩ vẫn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của thai phụ, đặc biệt là mỗi khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ sinh thường được không?

Bệnh trĩ sinh thường được không nếu bị nặng? Nếu trường hợp mẹ bầu bị trĩ nặng, búi trĩ thò ra ngoài hậu môn, thường xuyên táo bón, có hiện tượng chảy máu, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là nên sinh mổ.

Sở dĩ mẹ bầu bị trĩ nặng không nên sinh thường là vì khi sinh thường sẽ phải rặn nhiều, mẹ bầu cần dồn sức để rặn, từ đó búi trĩ sẽ tụt xuống làm cho bệnh càng ngày càng phát triển nặng thêm, rất nguy hiểm cho mẹ bầu.

Do đó, mẹ bầu cần khám thai đầy đủ và nói với bác sĩ chuyên khoa về những bất thường khi có thai để được chỉ định và có những lời khuyên đúng đắn.

Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Thông thường bệnh trĩ ở mức độ nhẹ sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, bệnh trĩ khi mang thai thường gây ngứa và đau rát, khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu, trường hợp nặng có thể dẫn tới hoại tử búi trĩ, sa búi trĩ. Do đó, khi có dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách chữa trị sau:

Mẹ bầu bị trĩ nên đi khám bác sĩ để có cách khắc phục hiệu quả

✔ Ngâm khu vực hậu môn trong nước ấm, có thể ngâm nhiều lần trong ngày

✔ Chườm lạnh khu vực bị trĩ để giảm sưng và giảm đau, có thể chườm lạnh nhiều lần trong ngày

✔ Luôn giữ vùng hậu môn khô ráo, sạch sẽ. Dùng khăn vải mềm nhúng vào nước ấm lau nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đại tiện hoặc sau khi tắm, tránh để hậu môn ẩm ướt.

✔ Dùng baking soda dạng ướt hoặc khô để bôi tại nơi bị trĩ, giúp giảm ngứa.

✔ Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày để tránh táo bón.

✔ Không rặn mạnh khi đi đại tiện, nên đi lại vận động nhiều.

✔ Có thể dùng một số loại thuốc điều trị dành riêng cho phụ nữ mang thai để giảm bớt tình trạng đau buốt, khó chịu. Tuy nhiên khi dùng bất kỳ loại thuốc nào mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và không tự ý mua thuốc về dùng để tránh các biến chứng do thuốc mang tới. 

Hiện nay, Phòng khám đa khoa Thái Dương Biên Hòa là địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực khám chữa bệnh hậu môn trực tràng và bệnh trĩ. Với các phương pháp tiên tiến hiện đại, đội ngũ bác sĩ có giàu kinh nghiệm, máy móc tân tiến, phòng khám đem lại hiệu quả điều trị cao mọi đối tượng người bệnh.

Trên đây là chia sẻ về những điều cần biết khi mắc bệnh trĩ khi mang thai, hy vọng sẽ hữu ích đối với các mẹ bầu. Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline 037 891 5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn nhanh chóng.


Từ khóa:

Bệnh trĩ khi mang thai, Bệnh trĩ sinh thường được không, Bị trĩ khi mang thai có sinh thường được không, Bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không, Những điều cần biết khi mắc bệnh trĩ khi mang thai

Bài viết liên quan
Trĩ nội uống thuốc có hết không

04-02-2020
Bệnh trĩ nội tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại luôn khiến...

Bệnh trĩ nội độ 2 có chữa được không

17-12-2019
Trĩ nội độ 2 là hệ quả của việc người bệnh chủ quan hoặc điều trị trĩ nội...

Thuốc bôi trĩ proctolog có thật sự hiệu quả

21-09-2020
Thuốc bôi trĩ Proctolog được biết là thuốc dùng để chữa trị các bệnh về hậu môn,...

Chi phí cắt trĩ ở Biên Hòa hiện nay là bao nhiêu?

16-04-2020
Chi phí cắt trĩ ở Biên Hòa hiện nay là bao nhiêu? Là câu hỏi quan tâm của khá nhiều...