Bệnh trĩ có lây không? Bệnh trĩ điều trị như thế nào?
Trĩ là căn bệnh phổ biến, có trường hợp 2 - 3 người trong gia đình cùng mắc bệnh. Do đó, rất nhiều người thắc mắc rằng bệnh trĩ có lây không? Bệnh trĩ điều trị như thế nào? Nội dung bài viết sau đây sẽ giải đáp các vấn đề này và thông tin thêm về bệnh trĩ để bạn đọc nắm rõ.
Bác sĩ tư vấn: Bệnh trĩ có lây không?
Trĩ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, chiếm khoảng 50 - 60% các bệnh lý hậu môn - trực tràng, trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn so với nữ. Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Và có thể tái phát nếu như không nắm rõ bệnh trĩ có lây không cùng cách phòng tránh hiệu quả.
Trĩ không phải là căn bệnh lây nhiễm hay di truyền
Về thắc mắc bị trĩ có lây không? Bệnh trĩ lây qua đâu? Các chuyên gia giàu kinh nghiệm cho biết, đây không phải là căn bệnh có tính lây truyền hay di truyền. Nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu là do sự giãn nở tĩnh mạch trĩ quá mức kết hợp với các yếu tố bên ngoài tác động vào cơ thể trong thời gian dài gây ra.
Vì vậy, việc người bệnh bị trĩ cùng ăn cơm chung, dùng chung đồ, sinh hoạt chung… với các thành viên trong gia đình sẽ không làm lây nhiễm bệnh trĩ.
Các nguyên nhân gây nên bệnh trĩ phổ biến
Căn bệnh trĩ có lây không? Bệnh trĩ không phải là căn bệnh lây lan từ người sang người nhưng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh, trong số đó phổ biến nhất phải kể đến:
Do tuổi tác
Ở những người cao tuổi, các bộ phận trong cơ thể và hệ tiêu hóa trở nên kém đi, cơ dọc ống hậu môn cùng cơ vòng dần bị suy giảm chức năng. Chính vì độ đàn hồi của cơ vòng kém nên khiến cho tĩnh mạch bị mất neo, trượt xuống vùng hậu môn, từ đó gây ra tình trạng táo bón và bệnh trĩ ở người già.
Ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống thiếu rau củ hay thường xuyên ăn những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… rất dễ gây nên tình trạng thiếu chất xơ và dẫn tới bệnh trĩ. Bệnh trĩ có lây không? bệnh lý này không lây nhưng nếu gia đình cùng có chế độ ăn uống thiếu khoa học thì rất có thể bị bệnh cùng nhau.
Uống ít nước
Nước có tác dụng giúp tuần hoàn máu tốt và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Cơ thể cần ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nên nếu không cung cấp đủ sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sự co bóp của hậu môn và gây nên bệnh trĩ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Thói quen không lành mạnh
Nhiều người thường có thói quen sử dụng giấy vệ sinh khi đi đại tiện. Chính thói quen này vừa khó làm sạch hậu môn vừa không loại bỏ hết nếp gấp trên da ở cơ quan hậu môn, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Ngoài ra, ở những người làm việc quá sức, đi đường dài hoặc hay thức đêm mà không nghỉ ngơi khoa học rất dễ mắc bệnh trĩ.
Do đặc trưng công việc
Do tính chất công việc nên nhiều người thường phải đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian lâu dài, khiến toàn bộ áp lực cơ thể dồn xuống phần hậu môn - trực tràng. Tình trạng này gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại, từ đó dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn, khiến các tĩnh mạch trĩ sưng và xuất hiện các búi trĩ.
Mang thai hoặc sinh nở
Khi phụ nữ mang thai, tử cung ngày càng phát triển, giãn rộng ra, đặc biệt vào những tháng cuối của thai kỳ do trọng lượng của thai nhi tăng lên, dồn sức nặng lên vùng chậu, vùng hậu môn và các tĩnh mạch trĩ, dẫn đến bệnh trĩ ở thai phụ.
Đi đại tiện lâu
Rất nhiều người hiện nay vừa đi vệ sinh vừa đọc báo, xem điện thoại mà không biết thói quen này dễ dẫn đến sự xuất hiện các búi trĩ do rối loạn chức năng đường ruột. Khi vừa đọc báo, xem điện thoại vừa đi vệ sinh dễ khiến phần tâm, không tập trung đi đại tiện, tăng gánh nặng lên hậu môn. Lúc này, hậu môn mở lâu sẽ thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở cơ quan hậu môn - trực tràng, lâu ngày gây nên bệnh trĩ.
Xem thêm: Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không?
Cách phòng tránh và điều trị bị bệnh trĩ
Bệnh trĩ mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra nhiều tác hại khôn lường như: thiếu máu, hoại tử búi trĩ, tắc các mạch máu, viêm loét, nhiễm trùng ở hậu môn… Vì thế, bên cạnh tìm hiểu bệnh trĩ có lây không, chú ý thăm khám bệnh sớm khi có dấu hiệu của bệnh trĩ thì người bệnh cần thực hiện theo các khuyến cáo phòng tránh bệnh trĩ từ chuyên gia y tế.
Dựa vào mức độ bị bệnh trĩ mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp
Những phương pháp chữa trị bệnh trĩ hiện nay
Dựa vào mức độ, tình trạng bị bệnh trĩ mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh tiến hành phương pháp điều trị phù hợp như:
● Đông tụ: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chiếu ánh sáng hồng ngoại vào bên trong búi trĩ nhằm cắt đứt lưu lượng máu đến búi trĩ. Khoảng một tuần sau, các mô chết sẽ rơi khỏi hậu môn và búi trĩ rụng dần.
● Thắt dây cao su: Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng dây cao su để thắt gốc búi trĩ, sau khoảng 1 tuần búi trĩ sẽ khô và rụng khỏi hậu môn. Thông thường, phương pháp thắt dây cao su chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ.
● Chích xơ: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiêm hóa chất vào mô trĩ để làm teo búi trĩ và rụng khỏi hậu môn.
● Phẫu thuật cắt trĩ: Thường được áp dụng cho các trường hợp bị bệnh trĩ hỗn hợp (cả trĩ nội và trĩ ngoại) hay người bệnh có da thừa nhiều, trí biến chứng gây tắc mạch, sa nghẹt. Vì có thể gây ra đau đớn, thời gian hồi phục lâu nên phẫu thuật được xem là biện pháp cuối cùng để điều trị bệnh trĩ.
Song song với quá trình điều trị bệnh trĩ theo phác đồ từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý… để bệnh nhanh khỏi hẳn.
Làm sao để có thể phòng tránh bị bệnh trĩ?
Mặc dù sau khi tìm hiểu bệnh trĩ có lây không? xác định được không lây nhiễm từ người này sang người khác, tuy nhiên đây là căn bệnh rất dễ tái phát trở lại, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Do đó, để phòng tránh bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
✔ Uống nhiều nước: Uống trung bình từ 6 - 8 ly nước 250ml mỗi ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời, tránh xa các loại đồ uống chứa cồn, nước ngọt… vì chúng không tốt cho cả hệ tiêu hóa và tim mạch.
✔ Duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau củ tươi xanh, các loại ngũ cốc nguyên cám (lúa mì, yến mạch, gạo lứt, ngô…) sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng giúp làm mềm phân và tăng lượng phân, nhờ đó việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
✔ Khi rặn quá mạnh khi đi cầu: Việc tạo áp lực quá lớn khi rặn mạnh sẽ càng làm cho các búi trĩ ở hậu môn phình to, gây vỡ và chảy máu nhiều hơn.
✔ Không nên nhịn đi vệ sinh: Nên đi vệ sinh ngay khi có cảm giác mắc để giảm thời gian phân ở lại lâu trong ruột già. Việc phân ở trong cơ thể càng lâu sẽ càng bị hút nước trở lại, khiến phân khô cứng và rất khó thải ra ngoài.
✔ Luyện tập thể dục đều đặn: Duy trì vận động mỗi ngày, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu để giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và áp lực tác động lên tĩnh mạch. Ngoài ra, việc vận động thường xuyên còn giúp giảm cân, tránh được yếu tố nguy cơ béo phì.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về vấn đề bệnh trĩ có lây không? Bệnh trĩ điều trị như thế nào? Mong rằng sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh trĩ.
Nếu còn thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương qua Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia hỗ trợ tận tình. Toàn bộ nội dung cuộc trò chuyện được giữ kín tuyệt đối nên bạn có thể yên tâm, thoải mái chia sẻ cùng với chuyên gia.