Sùi mào gà ở hậu môn là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến ung thư hậu môn nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều người thường nhầm lẫn sùi mào gà ở hậu môn với bệnh trĩ dẫn đến việc điều trị không đúng cách. Vậy, bệnh sùi mào gà ở hậu môn biểu hiện ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết về sùi mào gà ở hậu môn qua những thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu sùi mào gà ở hậu môn là bệnh gì?

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội phổ biến gây ra bởi vi khuẩn HPV (Human Papilloma) tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể người mắc như: cơ quan sinh dục, trên mắt, miệng, vùng hậu môn,… 

Triệu chứng đặc trưng của bệnh sùi mào gà là xuất hiện các nốt sùi trong vòng vài tuần sau khi phơi nhiễm virus HPV, nhưng cũng có thể là vài tháng hoặc vài năm. Thậm chí, nhiều trường hợp nhiễm virus HPV không có triệu chứng, chỉ có 1 – 2% bệnh nhân có dấu hiệu rõ rệt. Vì vậy mà nhiều người bệnh vô tình lây truyền virus HPV cho người khác.

Đối với bệnh sùi mào gà ở hậu môn, nguyên nhân khiến người khỏe mạnh mắc bệnh chủ yếu là do:

  • Quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn, quan hệ đồng tính qua đường hậu môn. 

  • Có thói quen dùng chung đồ cá nhân như quần lót, bồn cầu,… với người khác. 

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục và vùng hậu môn chưa sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục.

  • Lây nhiễm bệnh sùi mào gà từ cơ quan sinh dục sang vùng hậu môn.

  • Người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người ốm yếu có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà cao hơn so với người khác do hệ miễn dịch của họ kém. Đây chính là cơ hội để virus HPV xâm nhập vào hậu môn và gây bệnh. 

Triệu chứng bị sùi mào gà ở hậu môn

Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa mà mỗi người bệnh sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh và phát hiện khác nhau. Thường là sau khoảng 2 đến 9 tháng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh sùi mào gà ở hậu môn như sau:

Sùi mào gà ở hậu môn giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng

Sùi mào gà ở hậu môn giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng

  • Sự xuất hiện của các mụn thịt nhỏ dưới dạng u nhú màu nâu hoặc màu hồng xung quanh thành và bên trong hậu môn. Nếu người bệnh không thật sự để ý thì sẽ không nhận ra sự tồn tại của các u nhú này. 

  • Sau một thời gian, các nốt sùi phát triển to lên, dễ cọ xát với nhau vỡ ra gây lở loét, viêm nhiễm, tiết dịch mủ kèm mùi hôi rất khó chịu.

  • Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và đau rát khi quan hệ tình dục, thậm chí có biểu hiện chảy máu ở hậu môn.

  • Các nốt sùi mọc bên trong hậu môn gây cảm giác đau đớn và vướng víu mỗi khi đi đại tiện, thậm chí quan sát thấy trong phân có lẫn máu.

Xem thêm: Sùi mào gà ở môi giai đoạn đầu biểu hiện ra sao?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh sùi mào gà ở hậu môn nguy hiểm như thế nào?

Bệnh sùi mào gà ở hậu môn không chỉ gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh mà còn có thể biến chứng thành ung thư, lây lan sang cơ quan sinh dục ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người bệnh. Cụ thể các biến chứng nguy hiểm của sùi mào gà ở hậu môn gây ra nếu không được chữa trị kịp thời:

Gây khó chịu trong sinh hoạt thường

Sùi mào gà ở hậu môn gây bất tiện, khó khăn trong việc đi đại tiện và có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao. Nguy hiểm hơn, virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở hậu môn có thể lây lan vào sâu bên trong trực tràng và gây bệnh ung thư trực tràng cũng như ung thư hậu môn. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. 

Lây lan sang cơ quan xung quanh

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sùi mào gà ở hậu môn có thể lây lan sang các cơ quan xung quanh. Khi nốt sùi vỡ ra, chảy dịch chứa virus HPV lây sang đường tiết niệu và cơ quan sinh dục sẽ khiến cho những bộ phận này bị sùi mào gà. 

Bệnh sùi mào gà ở hậu môn nguy hiểm ra sao nếu không điều trị?

Bệnh sùi mào gà ở hậu môn nguy hiểm ra sao nếu không điều trị?

Gây viêm, nhiễm trùng đường sinh dục

Tình trạng hậu môn chảy dịch thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Các loại vi khuẩn này có thể tấn công sang khu vực sinh dục của người bệnh. Trong khi đó, bệnh sùi mào gà ở hậu môn khiến cho cơ thể người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch nên rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm vùng kín. 

Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai chẳng may nhiễm sùi mào gà ở hậu môn, virus HPV có thể xâm nhập vào nước ối và gây ra nhiễm trùng ối, làm gia tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non, thậm chí lây bệnh sang thai nhi. 

Nguy cơ lây lan cho bạn tình

Việc quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn có nguy cơ rất cao bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, ngay cả việc quan hệ tình dục bình thường qua đường âm đạo thì vẫn có thể bị lây virus HPV gây sùi mào gà ở hậu môn dù khả năng rất thấp.

Ngoài ra, những người mắc bệnh sùi mào gà ở hậu môn có nguy cơ nhiễm bệnh xã hội như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục,… cao hơn người bình thường. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh sùi mào gà ở hậu môn

Với những tác hại và biến chứng nguy hiểm do bệnh sùi mào gà ở hậu môn gây ra, khi có triệu chứng nghi ngờ bị bệnh thì người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa khám, làm xét nghiệm chẩn đoán và tiến hành điều trị tích cực.  

Phương pháp chẩn đoán sùi mào gà ở hậu môn

Đối với nốt sùi mào gà trong hậu môn, bác sĩ sẽ khám hậu môn bằng dụng cụ chuyên dụng để đưa ra đánh giá chính xác hơn. Tuy nhiên, nếu cần thì người bệnh có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở hậu môn sau:

✛ Xét nghiệm máu: Nhằm tìm một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác có thể đồng nhiễm với sùi mào gà như: Chlamydia, lậu, giang mai, Herpes sinh dục,… để kết quả điều trị tốt hơn đối với những đối tượng nguy cơ. 

✛ Xét nghiệm Pap: Đối với nữ giới, bác sĩ có thể chỉ định soi cổ tử cung và phết tế bào cổ tử cung làm xét nghiệm HPV khi thăm khám vùng chậu. Khi bệnh sùi mào gà tái phát nhiều lần, việc là này nhằm mục đích tầm soát các bất thường tế bào học và mô học ở tử cung để đánh giá tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa, kiểm soát nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. 

✛ Sinh thiết: Phương pháp này nhằm xác định type virus HPV và tiên lượng về nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở người bệnh.

Sùi mào gà ở hậu môn giai đoạn nặng sẽ được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Sùi mào gà ở hậu môn giai đoạn nặng sẽ được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Điều trị sùi mào gà ở hậu môn như thế nào?

Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở hậu môn hiện nay chủ yếu nhằm tiêu diệt nốt sùi, hạn chế sự lây lan của virus HPV. Người bệnh cần theo dõi trong vòng 9 tháng để xem xét hiệu quả điều trị, khả năng tái phát bệnh và đưa ra phương pháp chữa bệnh tiếp theo. 

Một số phương pháp điều trị sùi mào gà ở hậu môn được áp dụng phổ biến là:

  • Thuốc bôi để tiêu diệt các nốt sùi TCA, Imiquimod, Sinecatechin, Podophyllin: Áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh sùi mào gà ở giai đoạn đầu.

  • Thủ thuật ngoại khoa đốt điện, đốt laser hoặc liệu pháp áp lạnh nitơ lỏng để cắt bỏ các nốt sùi mào gà. 

Sau điều trị, người bệnh cần có biện pháp chăm sóc phù hợp, theo dõi sát sao để đảm bảo bệnh nhanh chóng hồi phục và hạn chế nguy cơ tái phát sùi mào gà trở lại. Theo đó, người bệnh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, thay quần áo hàng ngày, không dùng chung đồ cá nhân với người khác và kiêng quan hệ tình dục. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng giúp đẩy lùi virus và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Tóm lại, sùi mào gà ở hậu môn cần được điều trị sớm, đúng phương pháp và theo dõi sau điều trị để có kết quả chữa bệnh tốt nhất. Do đó, sau khi tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở hậu môn biểu hiện ra sao và có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh thì bạn hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Nếu còn thắc mắc gì về sùi mào gà ở hậu môn hay muốn đặt lịch hẹn khám bệnh với các bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm của phòng khám Đa khoa Thái Dương thì bạn hãy gọi tới Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tổng đài viên hỗ trợ tận tình nhé.