Không chỉ gây ra triệu chứng ở cơ quan sinh dục mà sùi mào gà còn xuất hiện tại miệng, lưỡi, cuống họng của người bệnh. Những trường hợp bị sùi mào gà ở họng thường rất khó chữa trị, làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng và nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng khác. Vậy, sùi mào gà ở họng là gì? Bệnh sùi mào gà ở cuống họng biểu hiện như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh sùi mào gà ở họng. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Sùi mào gà ở cuống họng là bệnh gì?

Tác nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà là chủng virus HPV. Những trường hợp bị sùi mào gà ở họng thường là do quan hệ tình dục bằng đường miệng. Virus HPV có thể thông qua nước bọt hay dịch tiết âm đạo xâm nhập vào vết thương hở ở vùng miệng, lưỡi, cuống họng và gây bệnh.

Bên cạnh đó, một số đối tượng khác cũng có nguy cơ bị bệnh sùi mào gà ở cuống họng, miệng như:

Nguyên nhân mắc bệnh sùi mào gà ở họng là do đâu?

Nguyên nhân mắc bệnh sùi mào gà ở họng là do đâu?

➽ Hôn người mắc bệnh: Khi hôn khoang miệng và lưỡi của cả hai sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho virus HPV gây sùi mào gà tấn công. 

➽ Sử dụng chung đồ cá nhân: Những người trong gia đình thường có thói quen dùng chung các món đồ cá nhân như: chén, đũa, khăn… nhất là bàn chải đánh răng. Bàn chải đánh răng của người mắc bệnh sùi mào gà ở miệng có nguy cơ lây nhiễm rất cao, đặc biệt là khi niêm mạc miệng có vết trầy xước. 

➽ Tiếp xúc gián tiếp với mầm bệnh: Trường hợp tay người khỏe mạnh dính dịch của người mắc bệnh, sau đó đưa lên miệng, họng cũng có thể bị lây nhiễm sùi mào gà bất cứ lúc nào.

 Hút thuốc: Nhiều nghiên cứu cho biết hút thuốc là có thể làm tăng các tổn thương nhỏ ở trong miệng, cuống họng và làm tăng nguy cơ phát triển sùi mào gà ở họng. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu sùi mào gà ở cuống họng qua từng giai đoạn

Những trường hợp bị sùi mào gà ở cuống họng thường rất khó nhận biết ở giai đoạn sớm. Chính vì thế, rất ít trường hợp người bệnh được chữa trị kịp thời. Phần lớn, bệnh nhân phát bệnh khi xảy ra các biến chứng, gây nhiều khó khăn cho quá trình chữa trị sùi mào gà.

Thông thường, bệnh nhân sẽ trải qua khoảng 2 – 9 tháng ủ bệnh, sau đó những biểu hiện sùi mào gà ở họng mới bắt đầu xuất hiện và càng rõ ràng khi tiến triển sang giai đoạn nặng. Cụ thể dấu hiệu sùi mào gà ở họng qua từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu

Ở họng người bệnh xuất hiện các mảng trắng hoặc đỏ bất thường và nốt mụn màu hồng có kích thước khoảng 1 – 2mm gây đau rát và khó chịu khi nuốt nước bọt. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà ở cuống họng là gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà ở cuống họng là gì?

Ở giai đoạn này, người bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng nên không chú trọng đến việc thăm khám, điều trị, nếu có thì tự ý mua thuốc chữa nhiệt miệng về dùng. Điều này không những khiến bệnh sùi mào gà phát triển nặng hơn mà còn gây khó khăn cho việc điều trị bệnh về sau. 

Giai đoạn sau

Ở giai đoạn sau, sùi mào gà ở cuống họng đã biểu hiện rõ rệt với các nốt sùi có kích thước lớn và lan rộng ra nhiều khu vực. Nốt sùi mềm, bề mặt ẩm ướt, thường mọc thành từng mảng lớn có hình dạng giống mào gà hoặc hoa súp lơ. Khi chạm vào nốt sùi hoặc ăn uống dễ bị sang chấn, chảy mủ hoặc máu kèm mùi hôi khó chịu.

Người bệnh thường xuyên cảm thấy sưng, đau và nóng rát ở cổ họng, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Sau đó, nốt sùi mào gà ở họng sẽ lây lan sang các bộ phận xung quanh như môi, lưỡi, miệng. 

Xem thêm: Chữa sùi mào gà ở đâu uy tín tại Biên Hòa – Đồng Nai?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp điều trị và phòng ngừa sùi mào gà ở cuống họng

Bệnh sùi mào gà ở cuống họng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư vòm họng rất nguy hiểm. Vì thế, việc tìm hiểu các kiến thức về bệnh sùi mào gà ở họng là rất cần thiết,  giúp phòng tránh lây bệnh hiệu quả và điều trị kịp thời nếu chẳng may bị nhiễm virus HPV. 

Sùi mào gà ở họng điều trị bằng biện pháp nào?

Để điều trị bệnh sùi mào gà ở họng, các bác sĩ chuyên khoa cần đánh giá vị trí, mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của người bệnh để áp dụng phương pháp chữa bệnh phù hợp. Hầu hết các phương pháp điều trị sùi mào gà hiện nay chỉ cho tác dụng kiểm soát bệnh để phòng tránh  nguy cơ biến chứng.

Dưới đây là những phương pháp chữa bệnh sùi mào gà ở họng, miệng phổ biến ngày nay:

 Sử dụng  thuốc

Bệnh nhân mắc sùi mào gà ở cuống họng giai đoạn đầu thường được điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi. Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về dùng bởi điều này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

 Can thiệp ngoại khoa

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Với những trường hợp dùng thuốc không mang lại hiệu quả điều trị cao, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện một số thủ thuật để loại bỏ nốt sùi, chẳng hạn như:

  • Liệu pháp lạnh: Đây là phương pháp đóng băng những tế bào bị nhiễm bệnh nitơ lỏng. Ưu điểm của liệu pháp lạnh là an toàn, thực hiện đơn giản và ít tốn chi phí hơn các phương pháp khác. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ gây đau, để lại sẹo và người bệnh cần thực hiện nhiều lần mới đạt được hiệu quả tốt nhất. 

  • Các phương pháp vật lý như đốt điện, laser CO2… giúp loại bỏ và phá hủy tổn thương do virus HPV gây ra. Ưu điểm của phương pháp này là chỉ cần áp dụng một lần có thể loại bỏ từ 89 – 100% tổn thương nhưng có nguy cơ tái phát trở lại và gây sẹo. 

Việc điều trị bệnh sùi mào gà ở cuống họng sẽ đạt kết quả cao khi người bệnh kiên trì, thực hiện theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa và chú ý chăm sóc cơ thể tốt. 

Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ở cuống họng

Để phòng ngừa bị nhiễm bệnh sùi mào gà ở họng cũng như các vị trí khác trên cơ thể thì bạn nên:

✔ Tiêm vacxin HPV để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Hiện tại, các bác sĩ khuyến cáo người từ 45 tuổi trở nên chích vacxin phòng ngừa HPV. Bên cạnh đó, bé trai và bé gái từ 11 – 12 tuổi có thể tiêm 2 liều vacxin, mỗi liều cách nhau ít nhất là 6 tháng. Thanh thiếu niên trên 15 tuổi cần tiêm 3 liều vacxin, mỗi liều cách nhau tối thiểu là 6 tháng.  

✔ Sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng khi quan hệ tình dục và nên chủng thủy 1 vợ 1 chồng. 

✔ Trong trường hợp bị phơi nhiễm HPV nên trao đổi với bạn tình để cùng chữa trị bệnh. Đồng thời, thường xuyên thăm khám định kỳ theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. 

✔ Không nên thực hiện hình thức Oral Sex hay hôn sâu trong khi miệng đang có vết loét, trầy xước hay bất kỳ tổn thương nào.

✔ Nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc các bệnh xã hội trong trường hợp có quan hệ tình dục thiếu an toàn. 

✔ Nếu thường xuyên quan hệ bằng miệng thì nên kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng một lần. 

 Thường xuyên quan sát lưỡi, miệng và vòm họng, nếu xảy ra những bất thường như: nổi mụn cóc, khó nuốt… thì cần đi thăm khám sớm để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có phương án chữa trị kịp thời.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh sùi mào gà ở họng là gì? Và bệnh sùi mào gà ở cuống họng biểu hiện như thế nào? Nếu cần biết thêm thông tin về bệnh sùi mào gà hoặc có những triệu chứng bất thường cần được kiểm tra, thăm khám, bạn hãy liên hệ đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia của phòng khám Đa khoa Thái Dương tư vấn và đặt lịch sớm cho bạn.