Bệnh Basedow là một bệnh lý có liên quan đến sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, dẫn đến tình trạng sản sinh ra lượng hormone thyroid dư thừa trong cơ thể, từ đó gây ra bệnh cường giáp. Vậy bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh Basedow là gì?

Vẫn còn nhiều người khá lạ lẫm với cái tên Basedow. Do đó, trước khi giải đáp thắc mắc bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về bệnh Basedow để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh Basedow còn có tên gọi khác là bệnh Parry, bệnh Graves hoặc bệnh cường giáp tự miễn, đây là tình trạng rối loạn hệ miễn dịch, có liên quan đến sự hoạt động quá mức của tuyến giáp.

Trong cơ thể con người, tuyến giáp là một cơ quan nội tiết có vị trí nằm ở cổ, nhiệm vụ của tuyến giáp là sản xuất ra các hormon tuyến giáp tham gia vào nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể con người. Khi tuyến giáp làm việc quá tải sẽ khiến cho lượng hormone tiết ra vượt mức cho phép, tình trạng này chính là cường giáp.

Bệnh Basedow là một bệnh lý có liên quan đến sự hoạt động quá mức của tuyến giáp

Bệnh Basedow thường gây ra các triệu chứng điển hình sau đây:

– Cơ thể người bệnh mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn, bất an.

– Ở nam giới có thể thấy ngực phát triển bất thường.

– Gặp phải các vấn đề về thị giác, bao gồm mờ mắt hoặc song thị.

– Lồi mắt

– Mất tập trung

– Bướu cổ, đây là một triệu chứng bệnh basedow phổ biến.

– Người bệnh thường xuyên đi tiểu..

– Tiết ra nhiều mồ hôi ngay cả khi không hoạt động nhiều.

– Thèm ăn.

– Nữ giới bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

– Tim đập nhanh hoặc tim đập bất thường.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân.

– Thường xuyên run rẩy.

Những triệu chứng bệnh basedow được liệt kể ở trên đôi khi có thể giống với các biểu hiện của một số bệnh lý khác. Chính vì vậy, để tránh nhầm lẫn và xác định chính xác bệnh Basedow thì khi gặp phải những triệu chứng trên bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể, từ đó đưa ra các lựa chọn điều trị phù hợp.

Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh Basedow

Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh Basedow là sự rối loạn của hệ miễn dịch, một số yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

+ Giới tính: Chị em phụ nữ thường có tỷ lệ mắc bệnh Basedow cao hơn so với nam giới

+ Tiền sử gia đình: Bạn sẽ có khả năng cao bị mắc bệnh Basedow nếu trong gia đình của bạn cũng có các thành viên bị mắc bệnh Basedow.

+ Tuổi tác: Căn bệnh này có xu hướng ảnh hưởng nhiều đến những đối tượng có độ tuổi dưới 40 tuổi

+ Các vấn đề về rối loạn hệ miễn dịch: bao gồm bệnh tiểu đường type 1 hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp tự miễn

+ Một số yếu tố khác: Chị em phụ nữ mang thai, những người hút thuốc lá, những người thường xuyên căng thẳng về mặt tinh thần lẫn thể chất có nguy cơ mắc bệnh Basedow.

Giải đáp: Bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Nhiều người khi mắc bệnh không khỏi lo lắng rằng bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không. Một số nghiên cứu đã cho thấy, tình trạng rối loạn tuyến giáp có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về khả năng sinh sản đối với chị em phụ nữ. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng, những chị em phụ nữ có vấn đề về sinh sản hoặc bị sảy thai nhiều lần nên tiến hành thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tuyến giáp.

Bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Bên cạnh thắc mắc bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không thì vấn đề bệnh Basedow có sinh thường được không cũng được nhiều người quan tâm.

Theo các chuyên gia, sự bất thường trong chức năng hoạt động của tuyến giáp có thể gây ra các tác động xấu đối với sức khỏe sinh sản và làm giảm tỷ lệ thụ thai thành công, tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc các yếu tố bất lợi khi mang thai cũng như sinh con của chị em phụ nữ.

Thông thường, nhiệm vụ của tuyến giáp là sản xuất ra các hormone đóng vai trò chính trong sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Vì vậy, khi các chức năng của tuyến giáp bị thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản trước, trong và sau khi mang thai của chị em phụ nữ.

Sự cản trở về khả năng sinh sản của chị em nữ giới không chỉ bắt nguồn từ bệnh cường giáp mà tình trạng suy giáp cũng là yếu tố chính góp phần gây ra các vấn đề này.

Suy giáp chính là tình trạng các tuyến giáp của cơ thể hoạt động kém hơn bình thường. Các nhà nghiên cứu cho biết, hơn 1⁄4 chị em phụ nữ bị vô sinh không rõ nguyên nhân có các dấu hiệu của bệnh suy giáp. Ở trẻ em và thanh thiếu niên, tình trạng này có liên quan đến việc chậm trễ trong khả năng tình dục. Đối với chị em phụ nữ trưởng thành, suy giáp có thể gây ra các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt hoặc quá trình rụng trứng.

Nhìn chung, cả cường giáp và suy giáp đều là những vấn đề có thể mang lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của chị em nữ giới. Bệnh tuyến giáp có thể làm tăng các nguy cơ gây ra những vấn đề trong thai kỳ, bao gồm sảy thai,  thai nhi kém phát triển, tiền sản giật, sinh non hoặc thai chết lưu.

Mắc bệnh basedow có chữa khỏi được không? Bạn cũng không nên quá lo lắng nếu chẳng may mắc phải bệnh Basedow vì bạn hoàn toàn có khả năng mang thai và sinh con nếu được điều trị bệnh sớm. Việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc và kiểm soát bệnh basedow kịp thời sẽ giúp bạn giảm thiểu đáng kể các nguy cơ gây nên những vấn đề thai kỳ.

Tóm lại, chị em phụ nữ mắc bệnh Basedow nên chủ động điều trị khỏi bệnh trước khi mang thai khoảng 3 tháng nhằm có một thai kỳ khỏe mạnh, tránh những rủi ro không mong muốn đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách ngăn ngừa và kiểm soát bệnh basedow

Để ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng bệnh Basedow, mọi người có thể thực hiện theo những phương pháp hữu ích sau đây:

Thăm khám và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ để kiểm soát bệnh basedow

icon tick hồng Uống thuốc theo đúng liều lượng và lịch trình mà bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, hoặc uống thuốc không đúng liều lượng đã chỉ định. Điều này không chỉ làm cho thuốc điều trị bệnh trở nên vô tác dụng mà còn khiến bệnh tình của bạn thêm trầm trọng hơn hoặc bạn có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm khác

icon tick hồng Quan trọng người bệnh cần nâng cao sức khỏe và thể trạng, tập thể dục thể thao thường xuyên, áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh Basedow, chẳng hạn như súp lơ, bắp cải, lúa mạch, thịt nạc, gạo lứt, chuối hoặc các loại hoa quả giàu vitamin.

icon tick hồng Người bệnh cần giữ tinh thần luôn được thoải mái và suy nghĩ tích cực, tránh tình trạng căng thẳng mệt mỏi.

icon tick hồng​​​​​​​ Không hút thuốc lá, ngoài ra cũng cần tránh hít phải khói thuốc lá.

icon tick hồng​​​​​​​ Đeo kính bảo vệ mắt của bạn khỏi bụi, nhỏ mắt mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.

icon tick hồng​​​​​​​ Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, người bệnh cũng nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod.

icon tick hồng​​​​​​​ Người bệnh cũng cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi có kế hoạch mang thai vì thai sản là yếu tố nguy cơ làm bệnh basedow nặng thêm.

icon tick hồng​​​​​​​ Ngoài ra, cần tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề bệnh basedow có ảnh hưởng đến sinh sản không. Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy liên hệ trực tiếp đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp miễn phí.