Sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bắt đầu di chuyển về tử cung và làm tổ tại đây. Thời gian để trứng đã thụ thai di chuyển vào buồng tử cung còn thay đổi tùy theo thể trạng của từng người. Vậy bao nhiêu tuần thì thai vào tử cung?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giải đáp thắc mắc: Bao nhiêu tuần thì thai vào tử cung?

Với tâm lý lo lắng của người mới mang thai lần đầu, việc biết chính xác bao nhiêu tuần thì thai vào tử cung sẽ giúp các mẹ bầu an tâm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để biết được thời điểm chính xác bao nhiêu tuần thì thai vào tử cung, các mẹ bầu cần phải “nghiên cứu” kỹ về quá trình thụ tinh.

Bao nhiêu tuần thì thai vào tử cung?

Sau khi được “phóng thích”, tinh trùng sẽ phải vượt qua một chặng đường khá dài và gian nan để gặp được trứng. Thông thường, khi xuất tinh, đội quân tinh binh có thể lên tới 250 triệu nhưng chỉ có 1 tinh binh may mắn và mạnh mẽ nhất được trứng “mở cửa” để chui vào tạo thành hợp tử. Tại thời điểm quá trình thụ tinh thành công, cột mốc thụ thai của chị em phụ nữ bắt đầu được tính.

Vậy chính xác bao nhiêu tuần thì thai vào tử cung? Theo các chuyên gia sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, sau khi được thụ tinh, trứng mất khoảng 6 – 9 ngày để bắt đầu quá trình làm tổ trong buồng tử cung của chị em phụ nữ và quá trình này cần từ 7 – 10 ngày để hoàn thành.

Như vậy, tuy đã về buồng tử cung của chị em từ rất lâu nhưng trứng vẫn cần một khoảng thời gian để phôi thai dính rễ và bám vào thành tử cung để chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo.

Tuy nhiên, đó là theo lý thuyết. Trong thực tế, tùy thể trạng của từng chị em phụ nữ, thời điểm thai di chuyển vào buồng tử cung có thể thay đổi một chút. Trung bình, quá trình cấy thai vào buồng tử cung ở mỗi người mất khoảng 9 ngày, nhưng vẫn có những trường hợp mất từ 12 – 14 ngày để thai di chuyển vào buồng tử cung của mẹ. Nguyên nhân thai vào tử cung chậm có thể do bất thường ở vòi trứng, ống dẫn trứng hoặc mang thai ngoài tử cung…

Bên cạnh đó, vì rất khó có thể xác định chính xác ngày rụng trứng của chị em phụ nữ, nên hầu hết các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa sẽ tính tuổi thai nhi dựa trên ngày kinh cuối cùng, sự sai số trong cách tính này sẽ từ 1-2 tuần. Vì vậy, có những trường hợp chị em nữ giới được tính là mang thai 4-5 tuần nhưng thai vẫn chưa di chuyển vào buồng tử cung.

Nhận biết dấu hiệu thai bám vào tử cung

Lắng nghe và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể chính là cách để các mẹ bầu nhận biết sớm nhất dấu hiệu thai đã di chuyển vào tử cung. Dưới đây là một số dấu hiệu thai bám vào tử cung phổ biến mà các mẹ bầu cần lưu ý:

Chảy máu do trứng cấy ghép vào tử cung

Tình trạng chảy máu âm đạo có thể kéo dài từ vài giờ đến 2 – 3 ngày. Máu chảy do hiện tượng thai cấy ghép vào thành tử cung của chị em phụ nữ thường có màu sắc tối hơn so với máu kinh bình thường, thậm chí là màu hơi ngả nâu.

Chuột rút

Khi thai đã di chuyển vào buồng tử cung, các mẹ bầu có thể cảm nhận thấy những cơn chuột rút nhẹ ở vùng bụng dưới và lưng. Hiện tượng này thường kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 ngày

Ngực thay đổi

Tình trạng mẹ bầu thấy ngực căng, đau và mềm là một trong những dấu hiệu xuất hiện sớm nhất khi thai đã di chuyển vào buồng tử cung của người mẹ.

Ngực thay đổi là một trong những dấu hiệu thai bám vào tử cung

Cơn nóng bất chợt

Một cơn nóng bất chợt khiến chị em đỏ mặt, cảm thấy nóng và đổ mồ hôi, có thể kéo dài đến 50 phút là một trong những dấu hiệu đặc trưng xảy ra tại thời điểm thai làm tổ trong buồng tử cung.

Sự phát triển của phôi thai trong buồng tử cung

Phôi thai được hình thành do sự thụ tinh thành công của tinh trùng và trứng. Ngay sau thời điểm đó, trứng đã thụ thai trở thành hợp tử, một tế bào lưỡng bội duy nhất. Trải qua quá trình phân bào, sự tăng trưởng của hợp tử không đáng kể, sau đó dẫn đến sự phát triển của phôi đa bào.

Thai vào tử cung bao lâu thì có tim thai? Vào cuối tháng đầu tiên của thai kỳ, trái tim của thai nhi bắt đầu được hình thành. Cột mốc tiếp theo của sự phát triển của thai nhi trong buồng tử cung là ở tháng thứ 2 và thứ 3 khi tay chân của thai nhi hình thành và hoàn thiện. Cũng trong tháng cuối tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu bắt đầu cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé.

Đến tháng thứ sáu, thai nhi trong buồng tử cung đã hình thành tóc, tiếp theo là lông mày, lông mi cũng phát triển. Những ngón chân của thai nhi sẽ được hoàn thiện cuối cùng ở tháng thứ chín. Một thai kỳ bình thường của các chị em sẽ kéo dài khoảng từ 37 đến 41 tuần.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung là gì? Có nguy hiểm không?

Việc nhận biết sớm những dấu hiệu thai chưa vào tử cung sẽ giúp các mẹ bầu có những cách chăm sóc bản thân tốt hơn để giúp thai có thể sớm ổn định trong buồng tử cung cũng như phòng tránh được những biến chứng sản khoa. Những biểu hiện cho thấy thai vẫn chưa vào tử cung đó là:

Chậm kinh

Trứng sau khi đã được thụ tinh thành công sẽ cần 5 – 10 ngày để di chuyển vào buồng tử cung của người mẹ. Trong quãng thời gian trứng được thụ tinh thành công và di chuyển vào buồng tử cung thì chị em phụ nữ sẽ không thấy xuất hiện kinh nguyệt. Chậm kinh lúc này là dấu hiệu cho thấy chị em đã mang thai. 

Ra máu âm đạo bất thường

Khi trứng đã được thụ tinh thành công và bám được vào thành tử cung của người mẹ sẽ xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo, trường hợp này được gọi là máu báo thai. Máu báo thai thường có màu nâu nhạt, hồng nhạt hoặc đỏ, máu báo thai ra rất ít và chỉ kéo dài trong khoảng từ 2 – 3 ngày. 

Tuy nhiên, khi thấy âm đạo ra máu bất thường, chị em nữ giới cần chú ý tới màu sắc máu là nâu nhạt hay đỏ sậm, tần suất chảy máu như thế nào. Nếu thấy âm đạo ra máu nhiều bất thường kèm theo cảm giác đau hoặc cứng bụng thì cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay, bởi vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai sớm.

Chị em cần hết sức cảnh giác với dấu hiệu thai chưa vào tử cung

Đau vùng bụng dưới, đau lưng

Khi trứng đã được thụ tinh thành công và di chuyển vào buồng tử cung của người mẹ, lúc này tử cung của chị em bắt đầu to hơn và mềm ra để tạo điều kiện cho phôi thai bám vào thành tử cung làm tổ. Khi đó chị em phụ nữ thường có biểu hiện đau bụng dưới nhẹ, cảm giác đau lâm râm. Đồng thời nếu chị em ngồi lâu sẽ xuất hiện cảm giác đau lưng. 

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện đau quặn bụng dưới dữ dội kèm theo tình trạng ra máu bất thường thì cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. 

Trứng sau khi thụ tinh cần có khoảng thời gian để di chuyển và làm tổ trong tử cung. Vì vậy, sau khi chị em thử thai thấy hiện 2 vạch nhưng chưa thấy thai làm tổ trong tử cung thì hãy chờ thêm 1 tuần sau rồi đi siêu âm. Sau thời gian này mà thai vẫn chưa vào tử cung thì lúc này mẹ cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Đây có thể là dấu hiệu thai không thể làm tổ thành cônng, chị em mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai sớm. 

Trên đây là những giải đáp về vấn đề bao nhiêu tuần thì thai vào tử cung. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được tư vấn nhanh chóng.