Chế độ dinh dưỡng thai kỳ luôn là chủ đề được các mẹ bầu quan tâm, bởi vì đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thai nhi. Vậy, bà bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và bé? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu nắm rõ những loại thực phẩm nên ăn và kiêng ăn trong suốt 9 tháng thai kỳ. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bà bầu nên ăn gì để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất?

Việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh khi mang thai là điều cực kỳ cần thiết. Bởi vì, trong giai đoạn này, nhu cầu về dinh dưỡng của thai phụ tăng lên rất nhiều. Thực tế cho thấy, mỗi ngày các mẹ bầu có thể cần thêm 350 – 500 calo trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. 

Chính vì thế, nếu mẹ bầu không chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống thiếu lành mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thai nhi. Chưa kể đến, thói quen ăn uống kém, tăng cân không kiểm soát cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và gặp biến chứng khi mang thai hoặc sinh nở. 

Do đó, nếu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường và sinh ra đời lành lặn thì các mẹ bầu nên tìm hiểu cẩn thận về chế độ dinh dưỡng dành cho thai phụ. Vậy, bà bầu nên ăn gì để an thai, tốt bé?

Trứng

Trứng là một trong những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng mà các mẹ bầu không nên bỏ qua. Mỗi quả trứng chỉ cung cấp khoản 90 calo nhưng lại có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ. 

Không những thế, trứng còn là nguồn protein dồi dào và bổ sung nhiều yếu tố quan trọng cho sự hình thành, phát triển của hệ xương cũng như não bộ thai nhi như: canxi, kẽm, vitamin D, axit béo Omega-3…

Đậu lăng

Nhắc đến món ăn tốt cho bà bầu thì không thể thiếu đậu lăng vì thực phẩm này dồi dào chất xơ, protein, sắt, canxi và folate. Đây cũng là những thành phần rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của thai nhi. 

Đặc biệt là folate, một trong những dạng của vitamin B9 có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Các chuyên gia y tế cho biết, phần lớn thai phụ đều không bổ sung chất folate trong 3 tháng đầu mang thai. 

Việc thiếu hụt folate có liên quan mạnh mẽ đến nguy cơ bị dị tật ống thần kinh và trẻ sinh ra nhẹ cân. Hơn nữa, lượng folate không đáp ứng đầy đủ cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng và mắc một số bệnh lý sau khi sinh ra. 

Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung đậu lăng vào thực đơn mỗi ngày. Để không cảm thấy ngán thì mẹ bầu có thể thay sử dụng các loại đậu khác như đậu phộng, đậu nành, đậu Hà Lan… Mỗi chén đậu chính sẽ cung cấp từ 65% – 90% chất folate cho cơ thể.

Mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và chất sắt

Bà bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và chất sắt

Cam, quýt

Bà bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân đều? Câu trả lời đó chính là hai loại trái cây cam và quýt. Vì ngoài có hương vị thơm ngon, chúng còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ như: chất xơ, vitamin C cùng hàng loạt thành phần chống oxy hóa khác.

Trong đó, lượng vitamin C dồi dào trong cam và quýt sẽ giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ chất sắt tốt hơn. Khi cơ thể đủ chất sắt sẽ giúp thai phụ tránh nguy cơ bị thiếu máu nghiêm trọng. Ngoài ra, vitamin C còn có lợi cho sức khỏe làn da và cải thiện hệ miễn dịch. 

Thịt nạc

Thịt gà, thịt bò, thịt lớn là nguồn protein chất lượng cao và cũng là nhóm thực phẩm rất tốt cho thai phụ. Trong đó, thịt gà rất giàu protein, canxi, sắt… và các loại vitamin A, D, E, B1, B2… giúp mẹ bầu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ. Đối với thai nhi, sắt có trong thịt gà giúp tạo ra các tế bào máu đỏ và mẹ có đủ oxy cung cấp cho bé. 

Ngoài ra, thịt lợn và thịt bò cũng rất giàu chất sắt, vitamin nhóm B và choline, tất cả đều cần thiết cho thai phụ trong suốt 9 tháng kỳ. 

Bông cải xanh

Bông cải xanh cũng như các loại rau xanh đậm khác chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai

kỳ như: vitamin C, K, A; canxi; sắt, kali; folate và chất xơ. Không những thế, bông cải xanh nói riêng và các loại rau nhà cải còn giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt là những hợp chất thực vật như sulforaphane rất có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của cơ thể.

Quả bơ

Bơ là một trong các loại trái cây tốt cho sức khỏe vì chúng chứa hàm lượng lớn axit béo không bão hòa đơn. Hơn nữa, quả bơ còn rất giàu vitamin B, C, E, K, kali, đồng và chất xơ…

Các chất béo không bão hòa đơn có trong bơ góp phần lớn vào quá trình hình thành nên não, da, các mô của thai nhi. Còn lượng kali sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng chuột rút khi mang thai của mẹ bầu. Vì thế, bà bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và bé, qua bơ là loại thực phẩm mà thai phụ nên bổ sung nhiều vào thực đơn hàng ngày. 

Sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm được khuyến cáo rất tốt cho phụ nữ đang mang thai. Bởi lẽ, sữa chua sở hữu lượng canxi dồi dào và giúp bổ sung nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Cụ thể, lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhờ đó mẹ bầu có thể tránh được các vấn đề thường gặp ở thai kỳ như chướng bụng, đầy hơi, táo bón…

Ngoài ra, lợi khuẩn còn tạo ra sự cân bằng và ức chế sự phát triển của hại khuẩn, qua đó cải thiện sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu. Vì thế, bà bầu nên ăn gì, đáp án không thể nào thiếu món sữa chua bổ dưỡng.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Những loại thực phẩm thai phụ cần tránh xa

Sau khi đã nắm rõ bà bầu nên ăn gì thì các thai phụ cũng cần tìm hiểu thêm về những loại thực phẩm kiêng kỵ, không nên sử dụng khi đang mang thai.

Bà bầu nên hạn chế ăn có loại thực phẩm đóng hộp, còn sống

Bà bầu nên hạn chế ăn có loại thực phẩm đóng hộp, còn sống

Phô mai

Đứng đầu trong danh sách bà bầu không nên ăn gì đó chính là phô mai vì loại thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn có hại do được chế biến từ sữa tươi không tiệt trùng. Khi tiêu thụ nhiều phô mai, mẹ bầu có nguy cơ gặp phải tình trạng bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Đu đủ xanh

Nếu đu đủ chín chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa thì đu đủ xanh ngược lại, có thể gây nguy hiểm cho thai phụ. Vì, trong đu đủ xanh chứa thành phần gây kích thích tử cung co bóp mạnh, từ đó làm gia tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên. 

Dứa (thơm)

Cũng giống như đu đủ xanh, đưa là thực phẩm mà các bà bầu cần tránh xa, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Trong quả dứa có chứa chất bromelain làm mềm cổ tử cung, tăng co thắt tử cung và dẫn đến hiện tượng sảy thai, sinh non.

Thực phẩm sống

Các mẹ bầu cần tránh xa thực phẩm sống như: gỏi, thịt tái, các loại cá sống… vì chúng chứa rất nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. 

Thực phẩm chế biến sẵn

Phần lớn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia và có hàm lượng đường cao… không tốt cho sức khỏe của thai phụ. Do đó, trong suốt 9 tháng thai kỳ, các mẹ bầu nên hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và các món dầu mỡ, cay nóng. 

Xem thêm: Lịch khám thai định kỳ theo từng giai đoạn mang thai

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

4 nguyên tắc ăn uống “vàng” mẹ bầu nên lưu ý

Để có được một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh thì bên cạnh cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày, lưu ý về bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì, thai phụ nên thực hiện theo 4 nguyên tắc ăn uống “vàng” từ chuyên gia dinh dưỡng sau đây:

Mẹ bầu chú ý cần bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày

Mẹ bầu chú ý cần bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày

Ăn đa dạng và đủ chất

Các mẹ bầu nên ăn đủ chất và nhiều hơn so với bình thường, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, dự trữ năng lượng tạo sữa nuôi con sau sinh. 

Bên cạnh đó, các bà bầu lưu ý ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, bột đường, chất béo và chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Nhai chậm, nhai kỹ

Do những thay đổi về hormone trong thời kỳ mang thai nên khiến mẹ bầu có cảm giác đói nhanh hơn. Vì thế, mẹ bầu nên bỏ thói quen ăn nhanh, ăn vội, vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại. Thay vào đó, thai phụ nên ngồi ăn ở nơi yên tâm, nhai chậm, nhai kỹ để có cảm giác no lâu hơn và tốt cho dạ dày. 

Thói quen ăn uống này còn giúp mẹ bầu điều chỉnh được chế độ dinh dưỡng mỗi ngày và tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn. 

Chia nhỏ các bữa ăn

Theo chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên chia ra thành 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ trong ngày: bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ trưa, bữa tối – bữa phụ đêm. Điều này không chỉ giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi mà còn giúp mẹ bầu khắc phục được tình trạng ốm nghén, kén ăn trong những tháng đầu thai kỳ và kiểm soát được cân nặng. 

Uống đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà còn là biện pháp “cứu cánh” cho các cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn cảm giác đói và thèm ăn nhiều món. Mẹ bầu có thể uống nước lọc, nước qua hoa, nước canh để tốt cho thai nhi mà không sợ béo.

Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết, hy vọng sẽ giúp thai phụ biết được bà bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và bé? Để từ đó có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển tốt nhất và sinh ra đủ cân. Nếu còn điều gì chưa rõ liên quan đến chế độ dinh dưỡng thai kỳ, các mẹ bầu hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa Hữu Nghị qua Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế hỗ trợ tận tình.