Rất nhiều chị em bị viêm đường tiết niệu trong thời gian mang thai. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Vậy bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên làm thế nào?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Viêm đường tiết niệu là gì? Biểu hiện viêm tiết niệu khi mang thai ra sao?

Đường tiết niệu gồm: 2 thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nếu bị viêm nhiễm đường tiết niệu ở dưới sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng bàng quang. Còn viêm đường tiết niệu trên sẽ gây tình trạng nhiễm trùng thận (hay còn gọi là viêm bể thận).

Ở giai đoạn mang thai, cơ thể chị em phụ nữ rất yếu, cộng với những thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai khiến chị em phụ nữ rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu. Đây cũng là bệnh lý rất thường gặp ở chị em phụ nữ khi mang thai.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị viêm đường tiết niệu

Đôi lúc bệnh viêm đường tiết niệu diễn ra âm thầm và không có các triệu chứng rõ ràng, bà bầu bị viêm đường tiết niệu chỉ biết được bệnh tình của mình khi đi thực hiện khám và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, cũng có lúc bệnh biểu hiện ra nhiều triệu chứng rất rõ ràng, dễ nhận biết. Thông thường, lúc này bệnh đã chuyển biến nặng

Triệu chứng bà bầu bị viêm đường tiết niệu điển hình nhất là đi tiểu khó, tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt. Ngoài ra, tùy vào vị trí bị viêm nhiễm trên đường tiết niệu, bà bầu sẽ có các triệu chứng khác nhau như:

icon tick hồng Đối với viêm bàng quang: Nước tiểu của người bệnh có thể bị đục và lẫn máu. Bà bầu sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc có thể không.

icon tick hồng Đối với viêm bể thận: Người bệnh sẽ bị sốt cao, mạch đập nhanh, tiểu ra máu, đau âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn tại vùng thắt lưng lan xuống hố chậu và bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm đường tiết niệu chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn E. Coli.

Bình thường, khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, dòng chảy của nước tiểu sẽ tống hầu hết các vi khuẩn ra ngoài. Khi chị em mang thai, tử cung gây chèn ép bàng quang, gây ra tình trạng khó tiểu và khiến nước tiểu bị ứ đọng. Nếu để quá lâu sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây ra nguy cơ viêm nhiễm.

Ngoài ra, thói quen uống ít nước và thói quen nhịn tiểu cũng là yếu tố dẫn đến nguy cơ viêm đường tiết niệu cho bà bầu.

Đối với các bà bầu, sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai khiến lượng nước thải đi qua bàng quang nhiều hơn bình thường buộc chị em phải đi tiểu thường xuyên. Một số chị em lại chọn cách nhịn tiểu hoặc uống ít nước để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những nguyên nhân khiến chị em dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu mà chị em không hề hay biết.

Tỷ lệ bà bầu bị viêm đường tiết niệu trong 3 tháng cuối thai kỳ rất cao. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, tử cung của các chị em thường nghiêng sang phải và đè ép niệu quản cũng như thận phải khiến các chị em luôn cảm giác buồn tiểu nhưng lại khó tiểu được nhiều.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Mức độ ảnh hưởng của viêm đường tiết niệu đến các mẹ bầu phụ thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn trên đường tiết niệu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm nhiễm tại đây mà không được điều trị kịp thời, chúng sẽ nhanh chóng di chuyển vào bàng quang và thận, gây viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Bà bầu bị viêm đường tiết niệu nếu không có cách khắc phục hiệu quả có thể đối mặt những nguy cơ sau:

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu dễ sảy thai, sinh non

icon tick hồng Nhiễm khuẩn thường hoặc viêm bàng quang cấp: Tình trạng này không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang viêm thận cấp.

icon tick hồng​​​​​​​ Viêm thận cấp: Bà bầu có nguy cơ bị suy tuần hoàn và suy hô hấp cấp. Từ đó dễ dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc suy thai.

icon tick hồng​​​​​​​ Suy thận cấp: Bệnh khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân hoặc sinh non. Nặng hơn có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu trong bụng mẹ. Khi ở giai đoạn này, tỷ lệ tử vong ở bé và mẹ đều rất cao.

icon tick hồng​​​​​​​ Tăng huyết áp cho người mẹ.

icon tick hồng​​​​​​​ Nguy cơ tiền sản giật, nhiễm độc thai nhi.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu phải làm sao?

Để tránh những nguy hiểm do viêm đường tiết niệu có thể gây ra với mẹ và bé, bà bầu cần phải chủ động đi thăm khám ngay khi có những dấu hiệu viêm đường tiết niệu. Khi thận chưa bị ảnh hưởng thì việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao và nhanh chóng. Nếu để lâu, viêm nhiễm lây lan đến thận thì sẽ nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé. 

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Thông thường, khi bị viêm đường tiết niệu, các bà bầu có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh điều trị bệnh không ảnh hưởng đến thai nhi có thể kể đến là: erythromycin, amoxicillin, cephalexin + nitrofurantoin hoặc amoxicillin + acid clavulanic. Để đạt hiệu quả tốt, bà bầu cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên làm thế nào?

Song song với việc điều trị, mẹ bầu bị viêm đường tiết niệu cũng cần lưu ý những điều sau đây để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất:

– Giữ vùng kín luôn sạch sẽ.

– Không được nhịn đi tiểu.

– Uống nhiều nước, khoảng hơn 2 lít nước mỗi ngày.

– Tăng cường bổ sung các loại rau quả trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nhất là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C.

– Thực hiện chữa viêm đường tiết niệu đơn giản cho bà bầu tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu khi mang thai

Chúng ta không thể ngăn ngừa được bệnh viêm đường tiết niệu một cách tuyệt đối trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, một số lời khuyên dưới đây có thể giúp các chị em hạn chế được nguy cơ mắc bệnh:

Uống nhiều nước

Các chị em hãy cố gắng uống ít nhất 8 ly nước một ngày. Sự gia tăng số lần đi tiểu sẽ giúp loại bỏ được vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.

Đi tiểu thường xuyên

Hãy cố gắng đi tiểu đi khi có nhu cầu, đừng nín nhịn vì việc giữ nước tiểu trong người quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bùng phát gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

Mặc đồ lót có kích cỡ phù hợp, chất liệu làm bằng cotton

Môi trường ẩm ướt chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển mạnh. Do đó, chị em nên mặc quần lót có kích cỡ vừa vặn, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để vùng kín luôn đảm bảo khô thoáng.

Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau

Việc lau chùi hậu môn từ trước ra sau sẽ giúp chị em ngăn ngừa được tình trạng nhiễm khuẩn ngược.

Thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm vệ sinh phụ nữ

Chị em hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được sản phẩm thích hợp trong giai đoạn mang thai, không tự ý thụt rửa âm đạo.

Duy trì một chế độ ăn lành mạnh

Các chuyên gia khuyên chị em nên ăn sữa chua hàng ngày hoặc uống men vi sinh để giúp khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn có lợi. Đồng thời, chị em nên hường xuyên uống nước ép nam việt quất và tránh ăn nhiều đồ ngọt.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề bà bầu bị viêm đường tiết niệu nên làm thế nào? Nếu còn điều gì thắc mắc cần được tư vấn thêm thì các chị em vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia giải đáp cụ thể.