Áp xe vú là tình trạng nhiễm trùng ở vú do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường gặp đối với các chị em phụ nữ trong thời kỳ sau sinh đẻ và cho con bú. Vậy áp xe vú là gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bị áp xe vú là gì?

Về thắc mắc áp xe vú là gì, các chuyên gia cho biết: Áp xe vú được hiểu là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ trong vú do các vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp hiếm, áp xe vú còn có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư vú.

Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh áp xe vú, trong đó thường gặp là vi khuẩn tụ cầu và liên cầu hoặc kết hợp 2 loại vi khuẩn này. Ngoài ra, phế cầu, trực khuẩn thương hàn, lậu cầu,vi khuẩn kỵ khí cũng có thể gây ra bệnh áp xe vú.

Áp xe vú là gì?

Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh áp xe vú

Theo các số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 10% đến 30% trường hợp mắc bệnh áp xe vú xảy ra ở các chị em phụ nữ sau khi mang thai và đang trong giai đoạn cho con bú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những chị em phụ nữ thừa cân, béo phì, có ngực lớn hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Những chị em phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú có nguy cơ bị bệnh áp xe vú nếu có những yếu tố sau đây:

– Chị em cho con bú không đúng cách.

– Chị em cho con bú không đủ số lần, không đủ thời gian gây ra tình trạng sữa tích tụ lại trong vú của chị em.

– Chị em phụ nữ mặc áo ngực chật, gây bí bách.

– Núm vú của chị em có dấu hiệu bị trầy xước.

– Chị em bị tắc ống dẫn sữa.

Dấu hiệu của bệnh áp xe vú là gì?

Bên cạnh thắc mắc áp xe vú là gì thì dấu hiệu nhận biết dấu hiệu của bệnh áp xe vú như thế nào cũng được nhiều chị em phụ nữ quan tâm, tìm hiểu.

Các chuyên gia cho biết, dấu hiệu áp xe vú phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn bệnh và nhiều yếu tố khác. Bệnh áp xe vú chủ yếu có 2 giai đoạn phát triển là giai đoạn khởi phát và giai đoạn tạo thành áp xe.

Vú sưng, nóng, đỏ, đau là những dấu hiệu áp xe vú thường gặp

icon Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thường xuyên mất ngủ, đau nhức sâu trong tuyến vú. Vùng da bên ngoài vú vẫn có thể bình thường nếu ổ viêm nhiễm nằm sâu bên trong hoặc có thể trở nên nóng đỏ và sưng tấy nếu ổ viêm nhiễm nằm ngay bề mặt tuyến vú.

icon Giai đoạn tạo thành ổ áp xe

Ở giai đoạn tạo thành áp xe, các biểu hiện của bệnh sẽ càng tăng mạnh lên. Vào lúc này, các biểu hiện bao gồm vùng da trên ổ áp xe của người bệnh trở nên nóng, căng và bắt đầu sưng đỏ, ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng của nhiễm khuẩn như ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn ói…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bị áp xe vú có nguy hiểm không?

Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ bên cạnh vấn đề áp xe vú là gì

Theo các chuyên gia, bệnh áp xe vú là tình trạng thường gặp ở những chị em phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Những triệu chứng bệnh áp xe vú như đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ, sốt, phù nề…không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ , mà còn gây ra tâm trạng lo lắng, bất an cho chị em. Vậy bệnh áp xe vú có gây nguy hiểm không và mức độ ảnh hưởng của bệnh áp xe vú như thế nào?

Các chuyên gia khẳng định rằng, áp xe vú là một căn bệnh nguy hiểm đối với chị em phụ nữ, do đó chị em tuyệt đối không nên chủ quan. 

Ở giai đoạn đầu của bệnh, áp xe vú có thể khiến cơ thể người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đau nhức lan sang các bộ phận như bả vai, cánh tay. Khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn tạo thành áp xe, toàn thân người bệnh sẽ phải chịu những thương tổn nặng nề như: vùng da trên ổ áp xe có biểu hiện nóng, sưng, phù tím, căng tức, cơ thể người bệnh bắt đầu sốt cao, rét run, đau đầu, môi khô, khát nước, mệt mỏi, cơ thể gầy yếu nhanh. Núm vú của chị em bị tụt, có dấu hiệu viêm hạch bạch huyết, các tĩnh mạch dưới da của người bệnh bắt đầu nổi rõ. Sữa có thể lẫn mủ chảy qua đầu núm vú và sữa có mùi hôi tanh.

Nếu chị em cứ băn khoăn không biết áp xe vú là gì mà không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tạo thành áp xe vú tái phát thường xuyên, áp xe vú tự vỡ hoặc áp xe vú hoại tử. Tuyến vú người bệnh mất chức năng tiết sữa gây ra tình trạng mất sữa, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú của người bệnh cũng có thể lan sang các mạch máu đi ra toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như nhiễm trùng huyết, suy thận, nguy hiểm hơn là gây hoại tử các chi… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Chính vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu áp xe vú nói trên, chị em cần tìm hiểu áp xe vú là gì và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có cách chữa áp xe vú hiệu quả.

Điều trị áp xe vú như thế nào?

Để điều trị bệnh áp xe vú hiệu quả, không chỉ tìm hiểu áp xe vú là gì mà chị em phụ nữ hãy tham khảo những lưu ý dưới đây:

Điều trị áp xe vú theo đúng chỉ định của bác sĩ

– Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, chị em phụ nữ không cho con bú bên vú đang bị áp xe.

– Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng để bệnh nhanh hồi phục.

– Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.

– Chị em nên xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để giúp thông tuyến sữa.

– Uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp uống thuốc không hiệu quả, bên vú áp xe sẽ được tiến hành chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Sau khi tháo mủ, bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, bên vú bị áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng các dung dịch sát khuẩn, kết hợp uống thuốc kháng sinh toàn thân.

Các biện pháp phòng tránh bệnh áp xe vú

Biện pháp phòng tránh áp xe vú là gì? Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở các chị em phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng tránh bệnh áp xe vú, các chị em đang cho con bú cần lưu ý một số điều sau:

Sau khi sinh, chị em nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để giúp thông thoát ống dẫn sữa và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và đúng tư thế.

Vệ sinh núm vú sạch sẽ và đúng cách trước cũng sau khi cho con bú.

Các mẹ nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên bú cả hai bên vú, nếu không, các mẹ phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.

Nếu có hiện tượng bị tắc tia sữa, chị em phải tiến hành điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh tình trạng bị tắc tia sữa, chị em có thể xoa bóp bằng tay, chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng hoặc hút sữa bằng máy…

Tránh làm nứt hoặc trầy xước núm vú vì đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây viêm tuyến sữa; chị em cũng nên tránh để da bị khô nẻ. Nên mặc áo ngực có kích thước phù hợp, vừa vặn… 

Không nên cai sữa sớm, khi cai sữa, các mẹ nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề áp xe vú là gì? Có nguy hiểm không? Nếu còn điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhấp vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.