Đi đại tiện ra máu là tình trạng không hiếm gặp nên thường được nhiều người chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đi ngoài ra máu có thể là bệnh lý nguy hiểm, phức tạp, có thể đe dọa tới tính mạng nếu không được khám chữa sớm. Vậy, đi cầu ra máu là bị gì? Dưới đây là chia sẻ về 8 nguyên nhân gây ra tình trạng đi vệ sinh ra máu phổ biến nhất cùng cách xử lý khi gặp tình trạng đi ngoài chảy máu, mời bạn đọc theo dõi!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tình trạng đi vệ sinh ra máu là bị gì?

Đi vệ sinh ra máu là hiện tượng phân lẫn máu hoặc máu dính trên giấy khi đi đại tiện. Tình trạng đi ngoài ra máu có thể do táo bón sẽ tự khỏi nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Vậy, cụ thể đi cầu ra máu là bị bệnh gì? 

Rò hậu môn

Rò hậu môn là tình trạng xuất hiện vết rách nhỏ ở lớp niêm mạc hậu môn, thường xảy ra do táo bón kéo dài, đi ngoài phân lớn cứng, tiêu chảy liên tục… Từ đó có thể gây nên tình trạng chảy máu và xuất hiện máu đỏ tươi lẫn trong phân lúc đi ngoài khiến người bệnh cảm thấy đau rát. 

Bệnh trĩ

Trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau rát hậu môn và đi vệ sinh ra máu. Bệnh trĩ là tình trạng phình to ra của các tĩnh mạch ở vùng hậu môn hay vị trí dưới trực tràng. 

Polyp trực tràng, đại tràng

Lớp niêm mạc bên trong ống đại trực tràng có thể sản sinh những khối u nhỏ được gọi là Polyp. Hầu hết Polyp là lành tính nhưng Polyp cũng có thể tiến triển thành ác tính, do đó cần theo dõi để kịp thời chữa trị. 

Các khối u lành tính trong ruột kết nếu để lâu có thể gây chảy máu khi đi đại tiện, khiến cơ thể người bệnh bị mất máu trong một khoảng thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Viêm túi thừa

Túi thừa là những túi nhỏ hình thành ở ruột và phồng lồi ra phía bên ngoài thành ruột kết. Hiện tượng viêm túi thừa xuất hiện khi bất kỳ túi nhỏ nào bị viêm, nhiễm trùng. Viêm túi thừa gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, đi vệ sinh ra máu đỏ thẫm, cảm thấy đau phần dưới bên trái bụng. 

Đi đại tiện ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý

Đi đại tiện ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý

Viêm ruột

Bệnh viêm ruột là nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu trực tràng ở người lớn. Đây là bệnh viêm mãn tính thường do bệnh Crohn và viêm loét đại tràng gây ra. Cả hai căn bệnh này đều gây ra tình tình trạng đi ngoài chảy máu, máu có mùi đỏ tươi trong trực tràng, thường lẫn cùng với phân và chất nhầy. 

Xuất huyết dạ dày

Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng đi vệ sinh ra máu đó là xuất huyết tiêu hóa. Ban đầu, người bệnh thường khó phát hiện vì ít triệu chứng và lương máu chảy rất ít nhưng sẽ diễn biến nghiêm trọng nêu không được khám chữa kịp thời.

Nứt kẽ hậu môn

Hiện tượng nứt kẽ hậu môn là hậu quả của tổn thương do đi ngoài phân cứng, có kích thước lớn hoặc phân lỏng thường xuyên. Nứt kẽ hậu môn tạo thành vết rách lớp biểu mô ở ống hậu môn gây đau đớn dữ dội, đi cầu ra máu tươi, có thể chảy thành giọt.

Ung thư đại trực tràng

Bản chất của các Polyp thường không có nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư. Tuy nhiên, khi các Polyp tăng sản lớn và viêm, đặc biệt tập trung ở bên phải đại tràng thì đó là một tình trạng rất đáng lo ngại. Polyp có tỷ lệ tiến triển thành ung thư cao khi chúng lớn hơn 1cm hoặc có biểu hiện loạn sản.

Ung thư đại tràng dẫn đến triệu chứng đi vệ sinh ra máu màu đỏ thẫm. Nhưng người bệnh không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải cần phải làm xét nghiệm sàng lọc. 

Xem thêm: Vùng kín bị ngứa và nổi hạt là dấu hiệu của bệnh gì?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phải làm sao khi đi đại tiện ra máu?

Hiện tượng có máu lẫn trong phân có thể nguy hiểm hoặc không nguy hiểm, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh lý. Nếu là do thói quen ăn uống gây ra hoặc bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể tự khỏi khi người bệnh thay đổi chế độ dinh dưỡng. Nhưng nếu là bệnh lý nghiêm trọng, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu không chữa trị sớm.

Khi gặp tình trạng đi vệ sinh ra máu người bệnh nên đi khám sớm

Khi gặp tình trạng đi vệ sinh ra máu người bệnh nên đi khám sớm

Tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn biện pháp khắc phục hiệu quả. Cụ thể, nếu gặp những biểu hiện sau thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Trong phân có lẫn chút máu màu đỏ tươi.

  • Đi đại tiện có máu kèm theo các dấu hiệu như chóng mặt, đau quặn bụng, buồn nôn, sốt cao… 

  • Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường, có biểu hiện khác lạ trong vòng 1 tháng.

  • Đôi khi đi đại tiện, tiểu tiện không kiểm soát kèm theo máu tươi.

  • Tiêu chảy liên tục, đột ngột giảm cân nhanh nhưng không rõ nguyên nhân.

Trên thực tế, một số người bị đi đại tiện ra máu nhưng với lượng rất ít, khó quan sát bằng mắt thường. Vì thế, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên những bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư trực tràng làm xét nghiệm tìm máu ẩn trong. Lưu ý, người bệnh không nên ăn chuối, cá trích, củ cải, thực phẩm giàu vitamin C… trước khi tiến hành xét nghiệm.

Trong trường hợp, kết quả xét nghiệm có những bất thường thì bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thêm một số phương pháp như: siêu âm, nội soi, cộng hưởng từ… để đưa ra kết luận cuối cùng và chính xác nhất. 

Trên đây là tổng hợp 8 nguyên nhân gây ra tình trạng đi vệ sinh ra máu phổ biến nhất, hy vọng đã giúp bạn đọc có thể nắm rõ tình trạng bệnh lý của mình cũng như có thêm kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh.

Nếu còn bất kỳ lo lắng hay thắc mắc nào về hiện tượng đi ngoài ra máu thì bạn hãy gọi vào Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để nhận được sự hỗ trợ chu đáo, nhiệt tình và nhanh chóng nhất từ các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương nhé.