7 cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian
Hiện nay, bệnh trĩ có thể chữa bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, áp dụng các cách trị bệnh trĩ tại nhà là lựa chọn của nhiều người bệnh. Vậy, đâu là biện pháp điều trị bệnh trĩ dân gian phổ biến và an toàn? Dưới đây là tổng hợp 7 cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.
Bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào?
Trĩ là căn bệnh thường gặp, hình thành khi các cụm tĩnh mạch nằm trong mô hậu môn hoặc ở bên trong trực tràng phải chịu quá nhiều áp lực dẫn đến tình trạng sưng phồng lên. Dựa vào vị trí xuất hiện bên dưới hay bên trên đường lược mà bệnh trĩ được chia thành: trĩ ngoại, trĩ nội.
Bệnh trĩ được bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phải kể đến như thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý, ngồi bồn cầu quá lâu, bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính… Ngoài ra, những người mắc bệnh béo phì cũng có nguy cơ bị trĩ cao.
Bệnh trĩ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Cụ thể các tác hại khôn lường do bệnh trĩ gây ra khi chậm trễ trị liệu như sau:
Nhiễm khuẩn búi trĩ
Tình trạng này xảy ra khi búi trĩ bị sa ra bên ngoài và thường xuyên bị cọ sát với quần áo mà bị tổn thương. Búi trĩ bị rách ở phần da bao bọc bên ngoài gây hiện tượng chảy máu, nhiễm trùng và viêm nhiễm.
Cùng với đó, chất dịch nhầy hậu môn tiết ra ngày càng nhiều, khiến cho búi trĩ luôn trong tình trạng ẩm ướt. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài trong thời gian dài, phần tổn thương của búi trĩ sẽ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến nhiễm khuẩn nặng.
Bệnh trĩ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm
Sa nghẹt hậu môn
Khi búi trĩ có kích thước lớn sẽ chèn ép và làm tắc ống hậu môn. Tình trạng sa nghẹt búi trĩ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đi đại tiện hoặc không thể đi vệ sinh được. Từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận hành của các cơ quan trong cơ thể, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, cơ thể bị suy nhược.
Gây tắc mạch trĩ
Đây là tình trạng các mạch máu bị chèn ép do búi trĩ lớn, gây tắc nghẽn, tạo thành cục máu đông làm tắc mạch máu của bùi trĩ. Về lâu dài, búi trĩ không có máu lưu thông nuôi dưỡng ở các phần bị tắc mạch máu sẽ xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn và hoại tử.
Nhiễm trùng máu
Một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ đó là tình trạng viêm nhiễm nặng ở búi trĩ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào máu. Nhiễm trùng máu có thể gây nguy hiểm tới tính mạng, người bệnh cần được điều trị bệnh trĩ, tiến hành phẫu thuật và lọc máu nếu cần thiết.
Ung thư đại tràng
Tình trạng viêm nhiễm vùng búi trĩ lâu ngày sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn ăn sâu vào bên trong trực tràng. Về lâu về dài sẽ hình thành khói ung thư đại tràng, ung thư ruột kết, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân bệnh trĩ là do đâu?
Những cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện
Với những biến chứng khôn lường từ bệnh trĩ kể trên thì người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, người bệnh có thể áp dụng các cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng những bài thuốc dân gian như:
Cách chữa bệnh trĩ dân gian thường áp dụng cho trường hợp nhẹ
Chữa trĩ bằng nghệ tươi
Nghệ tươi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn do có chức hoạt chất curcumin ở trong thành phần. Việc sử dụng nghệ tươi thường xuyên sẽ giúp làm giảm sưng, đau rát ở vị trí búi trĩ hình thành.
Người bệnh hãy rửa sạch 1 - 2 củ nghệ tươi, sau đó gọt vỏ rồi bỏ vào nồi nước sôi, cho thêm 1 ít lá diếp cá để tăng tính sát khuẩn. Để nước hơi nguội, còn ấm thì ngâm hậu môn vào hỗn hợp này để giúp thu nhỏ búi trĩ.
Chữa trĩ bằng lá trà xanh
Các hoạt chất EGCG, flavonoid, quercetin, tanin, vitamin D , carotene có trong lá trà xanh cho tác dụng chống viêm, giảm sưng, cải thiện tình trạng đau rát và làm lành niêm mạc bị tổn thương ở hậu môn.
Để điều trị bệnh trĩ bằng lá trà xanh, người bệnh cần chuẩn bị một ít nguyên liệu đã rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, đun sôi 2 lít nước rồi vò nhẹ lá trà xanh cho vào nồi, đun sôi thêm 10 phút mới tắt bếp. Đợi nước còn âm ấm thì mang đi xông và ngâm rửa vùng hậu môn.
Chữa trĩ bằng vỏ quả lựu
Sử dụng vỏ lựu cũng là một trong những cách trị bệnh trĩ tại nhà đang được nhiều người bệnh áp dụng và rỉ tai nhau. Theo đó, người bệnh sử dụng khoảng 70gr vỏ lựu đun sôi với nước cho đến khi mùi ngửi thấy mùi thơm thì tắt bếp. Đợi nước ấm lại rồi dùng để ngâm và rửa hậu môn.
Người bệnh lưu ý nên chọn vỏ lựu tươi, không dùng vỏ lựu khô bởi vì chúng có thể đã bị oxy hóa, không còn đủ dưỡng chất có sẵn trong vỏ để cho tác dụng điều trị bệnh trĩ.
Chữa trĩ bằng nha đam
Nha đam (còn được gọi là lô hội) có chứa một lớn nước và các khoáng chất thực vật cho công dụng làm dịu da, cải thiện cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra, nha đam còn có thể hỗ trợ dưỡng ẩm, hồi phục vết thương và ngăn ngừa các tổn thương khác ở hậu môn.
Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng nha đam được thực hiện như sau:
-
Bước 1: Rửa sạch một ít lá nha đam tươi rồi cạo lấy phần gel trong suốt bên trong.
-
Bước 2: Vệ sinh tay và hậu môn sạch sẽ, lau khô hậu môn bằng khăn mềm.
-
Bước 3: Thoa đều gel nha đam lên hậu môn, giữ nguyên trong 10 - 15 phút, sau đó mặc quần áo.
Người bệnh nên thực hiện biện pháp này ít nhất 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, có thể thoa gel nha đam lên hậu môn sau khi đi đại tiện để làm dịu hậu môn và ngăn chặn tình trạng đau rát.
Chữa trĩ bằng lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không có tính ẩm, vị cay nồng, mùi hơi hắc và cho tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, chống nấm và hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da.
Còn theo các nghiên cứu y khoa, lá trầu không có chứa betel - phenol, hoạt chất này cho công tác làm mềm thành mạch, khi sử dụng thường xuyên có thể giúp búi trĩ co lại và biến mất. Vì thế, người bệnh có thể nấu nước lá trầu không, thêm một ít muối và xông hậu môn để bệnh nhanh khỏi.
Chữa trĩ bằng cây thiên lý
Hoa và lá thiên lý được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa sa dạ con và bệnh trĩ. Cây thiên lý có thể hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau và làm lành các niêm mạc bị tổn thương.
Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng thiên lý không khó thực hiện. Người bệnh chỉ cần giã nhuyễn hoa thiên lý cùng với ít muối sạch, sau đó lọc lấy riêng phần bã và phần nước. Thấm nước cốt thiên lý vào bông gòn rồi thoa lên búi trĩ khi đã vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Kiên trì thực hiện 1 - 2 lần mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Người bệnh có thể xông hoặc uống rau diếp cá để chữa bệnh trĩ
Chữa trĩ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá trong Đông y được gọi với cái tên Ngư tinh thảo, có tình hàn, vị cay với tác dụng chính giải độc, thanh nhiệt, sát trùng, lợi tiểu và tiêu viêm.
Trong rau diếp cá chứa lượng lớn isoquercetin và quercetin, giúp làm mềm mao mạch, phòng tránh táo bón và chữa trị bệnh trĩ hiệu quả. Bệnh cạnh đó, rau diếp cá còn chứa chất decanonyl acetaldehyde, có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ làm nhỏ búi trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá khá đơn giản và người bệnh có thể chọn xông hậu môn, đắp rau diếp cá lên búi trĩ hoặc uống mỗi ngày.
-
Cách đắp rau diếp cá: Giã nát khoảng 400 - 500gr rau diếp cá với một ít muối, dùng hỗn hợp đắp lên hậu môn khoảng 20 - 30 phút rồi rửa sạch.
-
Cách xông hậu môn: Sử dụng 150 - 200gr rau diếp cá đun với 1 - 2 lít nước trong vòng 10 phút - 15 phút. Sau đó đổ vào chậu và xông hậu môn, khi nước nguội có thể ngâm rửa lại hậu môn.
-
Cách uống rau diếp cá: Phơi khô khoảng 300 - 500gr rau diếp cá, mỗi ngày sử dụng 6 - 12gr đun với 500ml và uống trực tiếp.
Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ
Khi thực hiện các cách trị bệnh trĩ tại nhà kể trên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
✔ Kiên nhẫn áp dụng các cách điều trị bệnh trĩ tại nhà theo hướng dẫn bởi những bài thuốc dân gian thường cần một khoảng thời gian nhất định mới cho kết quả.
✔ Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt để làm mềm phân, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
✔ Hạn chế ăn các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, tránh xa chất kích thích như cà phê, rượu, bia… để ngăn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
✔ Thiết lập thói quen đi đại tiện vào một thời điểm trong ngày, không nên nhịn đi vệ sinh và ngồi bồn cầu lâu.
✔ Thường xuyên vận động, tập thể dục để tăng cường trương lực và hỗ trợ thức ăn được tiêu hóa thuận lợi hơn. Điều này giúp phân đi ra khỏi cơ thể dễ dàng, tránh bị táo bón.
✔ Trong trường hợp sau một thời gian áp dụng các cách chữa bệnh trĩ tại nhà nhưng không mang lại hiệu quả, bệnh ngày nặng hơn thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp trị liệu phù hợp.
Trên đây là tổng hợp 7 cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian, mong rằng sẽ giúp bạn đọc sớm thoát khỏi sự đau đớn, khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Nếu còn điều gì chưa rõ hay lo lắng gì, vui lòng liên hệ đến phòng khám Đa khoa Thái Dương bằng cách gọi vào Hotline 037 891 5690 hoặc nhắn tin tại khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia hỗ trợ chu đáo.