Viêm hệ tiết niệu là một căn bệnh phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào với biểu hiện tiểu rắt, tiểu nhiều lần, đau bụng… gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vì thế, tìm hiểu về bệnh và nguyên nhân gây viêm đường tiết là điều hết sức cần thiết, giúp bạn chủ động phòng tránh, kiểm soát, điều trị bệnh kịp thời. Bài viết dưới đây là chia sẻ về 6 nguyên nhân viêm đường tiết niệu không nên chủ quan, bạn nên nắm rõ để tự bảo vệ sức khỏe bản thân. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Viêm đường tiết niệu và phân loại bệnh

Viêm đường tiết niệu là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng viêm, nhiễm trùng xảy ra ở đường tiết niệu. Thực tế, viêm đường tiết niệu thường không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng sẽ gây đau rát và vô cùng khó chịu cho người bệnh khi đi tiểu. 

Theo chia sẻ từ các chuyên gia y tế, dựa vào vị trí hình thành bệnh, mức độ diễn biến mà bệnh viêm đường tiết niệu được chia thành các dạng như sau:

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

✜ Phân loại theo vị trí

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phần trên: Bao gồm viêm thận – bể thận mãn tính, viêm bể thận – thận cấp, viêm thận ngược chiều, áp xe thận và thận hư mủ. 

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phần dưới: Bao gồm viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyết, viêm bàng quang, viêm tinh hoàn.

 Phân loại theo mức độ bệnh

Đối với dạng này có hai loại chính là nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng và nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng (thường gặp ở những người bệnh bị rối loạn thần kinh bài tiết, người đặt catheter, có bất thường ở hệ tiết niệu…).

 Phân loại theo nguy cơ tái phát

Bao gồm nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát, nhiễm khuẩn tiết niệu riêng lẻ, nhiễm khuẩn hệ niệu tái diễn, nhiễm khuẩn hệ niệu tái đi tái lại nhiều lần.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các nguyên nhân viêm đường tiết niệu phổ biến

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn gây ra và nước tiểu chính là môi trường thích hợp để chúng phát triển. Khi vi khuẩn sinh sôi đến một số lượng nhất định sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm ở hệ tiết niệu. 

Nhiễm khuẩn E.coli

Vi khuẩn E.coli có tên gọi đầy đủ là Escherichia Coli, đây là nguyên nhân gây nên hơn 90% các trường hợp bị viêm đường tiết niệu. E.coli là một loại vi khuẩn điển hình ở trong đường ruột, chúng từ hậu môn đi vào đường tiết niệu thông qua phân, qua quan hệ tình dục hoặc can thiệp ngoại khoa như đặt dụng cụ xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi… 

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn với những người mắc bệnh viêm niệu đạo cũng là nguyên nhân viêm đường tiết niệu. Trong quá trình cọ sát khi giao hợp, vi khuẩn ở dương vật nam giới sẽ xâm nhập vào cơ quan sinh dục nữ và bị đẩy lên bàng quang (do lỗ tiểu gần cửa âm đạo nữ giới), dẫn đến viêm hệ tiết niệu. 

Thói quen nhịn tiểu

Trong nước tiểu có sẵn một lượng vi khuẩn nhất định, việc nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến lượng vi khuẩn này có thời gian nhân đôi số lượng, tấn công niêm mạc bàng quang và gây viêm nhiễm đường tiết niệu. 

Các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu phổ biến nhất

Các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu phổ biến nhất

Vệ sinh cá nhân sai cách

Vệ sinh cá nhân không đúng cách là một trong các nguyên nhân viêm đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ. Khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện, nữ giới thường có thói quen lau chùi từ sau ra trước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ở hậu môn (chủ yếu là E.coli) tấn công vùng kín và gây bệnh viêm nhiễm. 

Ngoài ra, trong thời gian hành kinh, máu kinh là môi trường giàu dưỡng chất nên thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nếu chị em nữ giới không chú ý vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh thường xuyên khoảng 4 giờ/ lần thì tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu  rất dễ phát sinh.

Mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hình thành là vì một số rối loạn chuyển hóa trong cơ thể do không sản xuất đủ lượng insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao. Lúc này, lượng đường glucose trong máu không được đào thải ra ngoài đúng cách, dẫn đến tình trạng mắc kẹt ở thận và gây nên tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. 

Viêm đường tiết niệu do bị sỏi thận

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân viêm đường tiết niệu âm thầm vì không có dấu hiệu cụ thể nào. Các sỏi thận ngăn chặn quá trình đào thải nước tiểu và tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi. Viêm đường tiết niệu do sỏi thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. 

Xem thêm: 10 cách đơn giản hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp chẩn đoán và chữa trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

Với sự phát triển của ngành y học, bệnh viêm đường tiết niệu có thể được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp. 

Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm hệ tiết niệu

Để chẩn đoán viêm đường tiết niệu, các bác sĩ chuyên khoa thường kiểm tra những dấu hiệu bệnh lý và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. 

  • Phân tích mẫu nước tiểu

Một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh viêm được tiết niệu chính xác đó là phân tích mẫu nước tiểu của người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh lấy mẫu nước tiểu ở giữa dòng để kiểm tra, phát hiện xem có vi khuẩn, tế bào hồng cầu và bạch cầu hay không.

  • Cấy nước tiểu

Sau khi làm xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện cấy nước tiểu ở phòng thí nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn nào gây ra, từ đó sử dụng loại thuốc điều trị hiệu quả. 

  • Chụp chiếu và kiểm tra đường tiết niệu

Đối với những trường hợp thường xuyên có các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm hệ tiết niệu, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) và dùng thuốc cản quang để nắm rõ hình ảnh về đường tiết niệu. 

  • Nội soi bàng quang

Ngoài những phương pháp kể trên, các bác sĩ chuyên khoa cũng có thể tiến hành nội soi bàng quang để chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu ở người bệnh. Một loại ống dài, mỏng sẽ được đưa khéo léo, từ từ vào niệu đạo và bàng quang để quan sát rõ bên trong. 

Bệnh viên đường tiết niệu điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh

Bệnh viên đường tiết niệu điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh

Viêm đường tiết niệu chữa trị bằng cách nào?

Phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh viêm đường tiết niệu đó là sử dụng thuốc kháng sinh. Đối với những trường hợp bệnh nhân chỉ có các triệu chứng tại niệu đạo thì sẽ được bác sĩ chỉ định uống thuốc kháng sinh trong vòng 5 – 7 ngày. Còn đối với người có nhiều dấu hiệu nặng hơn như: sốt cao, ớn lạnh, nhiễm trùng huyết, ổ viêm tại đường niệu thì cần nhập viện để truyền kháng sinh đường tĩnh mạch. 

Những bệnh nhân bị viêm hệ tiết niệu tái phát nhiều lần kèm theo dị dạng đường tiết niệu hoặc đã làm thủ thuật đặt ống tiểu thì cần phải nuôi cấy vi khuẩn nhằm tìm ra được loại kháng sinh phù hợp với loại vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nhiễm. 

Nếu người bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh hoặc có xảy ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe, chảy mủ tại thận thì cần phải tiến hành phẫu thuật để tránh các hệ lụy nghiêm trọng khác trong tương lai. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin chia sẻ về bệnh viêm hệ tiết niệu và 6 nguyên nhân viêm đường tiết niệu không nên chủ quan, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích để phòng tránh bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe bản thân. 

Nếu còn thắc mắc nào về bệnh viêm hệ tiết niệu, vui lòng gọi trực tiếp tới Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin ở khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm của phòng khám Đa khoa Thái Dương hỗ trợ nhanh chóng và chu đáo nhất.