Nhiễm nấm vùng kín có thể bị nhầm lẫn với các dạng bệnh lý khác của viêm âm đạo. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và nắm rõ 5 dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín nữ giới cần lưu ý là điều rất quan trọng để kịp thời điều trị bệnh. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nấm vùng kín là bệnh gì?

Nấm vùng kín hay còn gọi nấm âm đạo, đây là một dạng viêm ở vùng kín gây ra bởi loại nấm có tên khoa học Candida. Loại nấm này có thể có mặt ở khắp mọi nơi, thường có một ít ở âm đạo của nữ giới. 

Trong điều kiện bình thường, số lượng lợi khuẩn sinh ra đủ để ức chế các loại vi khuẩn có hại và nấm Candida. Tuy nhiên, khi lượng lợi khuẩn bị ít đi, lượng nấm men Candida tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gây ra những khó chịu cho người mắc và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. 

Các nguyên nhân gây nhiễm nấm vùng kín 

Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida xảy ra ở mọi độ tuổi và do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới bị nhiễm nấm vùng kín là do:

Thay đổi nội tiết tố

Những bạn gái đang bước vào tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, người trong giai đoạn mãn kinh,… thường gặp phải vấn đề rối loạn hormone. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng ở môi trường âm đạo, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển dẫn đến viêm nhiễm. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị nhiễm nấm vùng kín

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị nhiễm nấm vùng kín

Vệ sinh vùng kín sai cách

Rất nhiều chị em nữ giới có dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín xuất phát từ việc vệ sinh cơ quan sinh dục sai cách. Đặc biệt là khi lạm dụng chất tẩy rửa hoặc vệ sinh “cô bé” bằng nước bẩn. Ngoài ra, nếu nữ giới rửa vùng kín mạnh tay, thụt rửa sâu vào âm đạo sẽ tạo kẽ hở để vi khuẩn, nấm men tấn công gây viêm nhiễm. 

Lạm dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh dạng đặt âm đạo được sử dụng phổ biến để nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng sưng viêm, ngứa rát. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ khiến khả năng tự bảo vệ của niêm mạc âm đạo yếu dần, đồng thời thuốc cũng sẽ tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có lợi giúp cân bằng môi trường tự nhiên ở âm đạo. Hệ quả là dẫn đến nhiễm nấm vùng kín gây sưng viêm. 

Mắc bệnh tiểu đường 

Nữ giới bị đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý phụ khoa do bệnh ảnh hưởng đến nội tiết tố và điều này sẽ tác động đến dịch tiết âm đạo. Sự gia tăng lượng đường trong máu sẽ kích thích màng nhầy âm đạo, từ đó tạo cơ hội cho nấm men phát triển gây sưng viêm. 

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là nguyên nhân chính gây viêm âm đạo do nấm ở phụ nữ trưởng thành. Có thể là do nữ giới lây nhiễm nấm từ bạn tình hoặc do khi quan hệ tình dục không chú ý vệ sinh sau đó tạo điều kiện cho nấm men sinh sôi. 

Xem thêm: Tìm hiểu cách giảm ngứa vùng kín nhanh nhất tại nhà

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín như thế nào?

Viêm âm đạo do nấm có thể gây ra những triệu chứng bệnh khá rõ ràng, khiến nữ giới mất tự tin và gặp phải nhiều phiền toái trong sinh hoạt thường ngày. Dưới đây là những dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín thường gặp nhất: 

Ngứa ngáy vùng kín

Vùng kín ngứa ngáy và khó chịu thường diễn ra vào ban đêm, nữ giới có thể bị ngứa bên ngoài cũng có thể ngứa ở bên sâu trong âm đạo. Khi bị nhiễm nấm Candida, vùng da niêm mạc âm đạo có thể bị tổn thương và đỏ lên. Tổn thương có thể lan sang các bộ phận xung quanh như môi lớn, môi bé, thậm chí là vùng bẹn, đùi,… 

Âm đạo bị khô, nóng rát

Đây là dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín dễ bị nhầm lẫn với tình trạng âm đạo bị khô do thiếu hụt lượng collagen. Khi bị nhiễm nấm, âm đạo thường sẽ bị khô gây ra cảm giác nóng rát cho người bệnh. Cảm giác này sẽ tăng lên khi nữ giới quan hệ tình dục. 

Các dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín ở nữ giới thường gặp

Các dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín ở nữ giới thường gặp

Khí hư bất thường

Thay vì có màu trắng trong, màu sắc dịch âm đạo của những trường hợp bị nhiễm nấm vùng kín sẽ có màu xanh hoặc trắng đục, có bọt, hay dính thành từng mảng, kèm theo đó  là mùi hôi tanh rất khó chịu.

Đau khi quan hệ tình dục

Sau khi quan hệ tình dục nếu có cảm giác ngứa ngáy nhiều hơn kèm theo các cơn đau, sưng tấy hay nổi mẩn đỏ ở vùng âm hộ thì nữ giới có thể nghĩ đến là dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín

Tiểu buốt, tiểu rắt

Một số trường hợp nữ giới bị nhiễm nấm vùng kín gặp phải triệu chứng đau khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu buốt khiến chị em khó chịu, không dám đi vệ sinh. 

Nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín như trên, nữ giới không nên chủ quan mà cần đi khám chữa bệnh càng sớm càng tốt. Không nên ủ bệnh lâu ngày để tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cách trị tận gốc bệnh nấm vùng kín ở nữ giới

Biện pháp điều trị nấm vùng kín ở nữ giới phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất nhiễm nấm của người bệnh. Nữ giới nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên Sản Phụ khoa để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra chỉ định điều trị nấm vùng kín phù hợp. 

Nếu chỉ xuất hiện các dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín nhẹ đến trung bình, không tái lại thường xuyên thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng kem chống nấm không kê đơn, thuốc đạn hoặc thuốc mỡ. Thời gian điều trị nhiễm nấm vùng kín bằng thuốc  thường kéo dài từ 1 đến 7 ngày. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể kê đơn thêm thuốc uống fluconazole (một loại thuốc có tác dụng chống nấm). 

Bệnh nấm vùng kín được điều trị chủ yếu bằng thuốc đạn hoặc thuốc mỡ

Bệnh nấm vùng kín được điều trị chủ yếu bằng thuốc đạn hoặc thuốc mỡ

Nếu phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả hoặc các dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín nghiêm trọng, bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì bác sĩ có thể chỉ định:

 Điều trị dài ngày bằng cách sử dụng một loại thuốc chống nấm trong 2 tuần liền, sau đó dùng mỗi tuần một lần trong 6 tháng tiếp theo. 

✜ Điều trị bằng thuốc uống da liễu: Bác sĩ chuyên khoa có thể kể đơn 2 hoặc 3 liều thuốc chống nấm đường uống thay vì sử dụng thuốc bôi bình thường. Tuy nhiên, phương pháp điều trị nấm vùng kín bằng thuốc dạng uống không được khuyến nghị dùng cho phụ nữ đang mang thai.

✜ Điều trị bằng liệu pháp kháng Azole (thuốc dạng viên nang đặt âm đạo): Chỉ sử dụng để điều trị nấm men Candida có khả năng kháng thuốc chống nấm thông thường. 

Bên cạnh đó, để tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh và giảm nguy cơ tái nhiễm nấm vùng kín sau điều trị, nữ giới cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nên mặc quần lót có đáy bằng cotton cho khả năng thấm hút tốt để hạn chế tình trạng ẩm ướt ở vùng kín tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men phát triển. Đồng thời, nữ giới nên tránh mặc quần quá chật, bó sát, quần lót còn ẩm ướt.

  • Phơi quần lót trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để các loại vi khuẩn, nấm Candida bị tiêu diệt hoàn toàn, tránh nhiễm lại. 

  • Vệ sinh “cô bé” đúng cách, sạch sẽ thường xuyên, không nên thụt rửa vào âm đạo vì dễ gây mất cân bằng vi khuẩn do một số lợi khuẩn bị rửa trôi theo dòng nước. 

  • Không sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết vì dùng kháng sinh nhiều và kéo dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo do nấm.

  • Lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín an toàn, phù hợp với cơ địa, không chứa chất tẩy rửa mạnh và nước hoa  tạo mùi.

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi làm chuyện ấy và nên chung thủy một vợ một chồng.

Trên đây là 5 dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín nữ giới cần lưu ý, ngay khi nhận thấy có triệu chứng bệnh chị em hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bởi việc để bệnh kéo dài có thể dẫn đến nhiều tại hại, biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe thể chất và sức khỏe sinh sản. 

Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh nấm vùng kín, phương pháp điều trị bệnh, nữ giới có thể gọi tới Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Thái Dương. Các chuyên viên y tế dày dặn kinh nghiệm của phòng khám sẽ giải đáp cụ thể và chia sẻ những kiến thức hữu ích đến nữ giới.