Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở phụ nữ cao gấp 2 lần nam giới. Vì vậy, chị em cần tìm hiểu và trang bị các kiến thức về bệnh trĩ là gì, nguyên nhân bị trĩ cũng như 4 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ cần lưu ý phòng tránh, giúp nhận biết sớm, chữa trị kịp thời. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là căn bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau. Trong đó, bệnh trĩ ở phụ nữ có tỷ lệ cao hơn, nhất là bị trĩ khi mang thai và sau sinh. Khi mắc bệnh trĩ, chị em nữ giới thấy đau đớn, khó chịu nhưng lại ngại không dám đi khám khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Bệnh trĩ hình thành là do áp lực của các tĩnh mạch ở bên trong hậu môn – trực tràng gia tăng khiến tĩnh mạch bị ứ đọng máu, gây khó chịu cho người bệnh. Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của búi trĩ mà bệnh trĩ được chia thành trĩ ngoại và trĩ nội. 

Vì sao nữ giới mắc bệnh trĩ?

Các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân gây bệnh trĩ ở phụ nữ rất đa dạng. Nhưng trong đó, lý do khiến chị em bị trĩ thường là do:

Thói quen ăn uống 

Thói quen ăn uống thiếu khoa học chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ ở phụ nữ. Thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng, ăn nhiều món dầu mỡ, dùng chất kích thích… sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, tác động xấu đến trực tràng và dễ gây ra tình trạng táo bón. 

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt chất xơ sẽ khiến cho phân bị khô và việc đi vệ sinh càng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, thành tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu một áp lực lớn, lâu dần hình thành nên các búi trĩ. 

Sinh hoạt không hợp lý

Ngoài chế độ ăn uống thì việc duy trì các thói quen sinh hoạt không tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở phụ nữ. Chẳng hạn như rặn mạnh khi đi đại tiện, ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, lười vận động, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn… Những hoạt động này làm gia tăng áp lực tại các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn, lâu dần sẽ dần đến bệnh trĩ. 

Tại sao nữ giới mắc bệnh trĩ?

Tại sao nữ giới mắc bệnh trĩ?

Tính chất công việc

Theo các chuyên gia, những người làm các công việc mang tính chất ít vận động, thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ như nhân viên văn phòng, công nhân may, lái xe… có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường. 

Tình trạng này lặp đi lặp lại liên tục sẽ dồn áp lực lên hệ thần kinh ở hậu môn – trực tràng, cản trở quá trình lưu thông máu tại tĩnh mạch, lâu dần hình thành búi trĩ. Mặt khác, việc lười vận động cũng sẽ làm giảm nhu động ruột, gây khó khăn trong việc đi vệ sinh và đó cũng là thủ phạm gây nên bệnh trĩ ở nữ giới.

Do mang thai

Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc bệnh trĩ tương đối cao. Nguyên nhân là do thai nhi trong bụng ngày càng phát triển về kích thước và cân nặng đã tạo áp lực lên vùng chậu của sản phụ. Quá trình đó kéo dài khiến cho các mạch máu ở hậu môn – trực tràng phình to hơn, hậu quả là xuất hiện búi trĩ. 

Mặt khác, khi sinh nở, sản phụ cần rặn mạnh để đẩy em bé ra bên ngoài. Điều này làm tăng áp lực bên trong ống hậu môn khiến các búi trĩ phình to và sa ra bên ngoài. 

Táo bón lâu ngày

Đối với những người thường xuyên bị táo bón phải dùng nhiều sức để rặn mỗi khi đi vệ sinh. Cũng tương tự như quá trình sinh nở, khi dùng sức rặn sẽ làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch khiến chúng bị căng giãn quá mức, từ đó hình thành búi trĩ. Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn và đi vệ sinh ra máu ở những người mắc bệnh trĩ. 

Xem thêm: [Tìm hiểu] Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ dễ nhận biết

Bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại ở nam và nữ giới đều có những biểu hiện không khác nhau là bao. Trong đó, dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ thường gặp và dễ nhận biết nhất là:

Đại tiện ra máu

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu bị trĩ đầu tiên ở cả nam và nữ giới. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện này hay gặp đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nội nhiều hơn. Nguyên nhân là do ống hậu môn bị tổn thương và viêm nhiễm. 

Khi đi đại tiện sẽ gây tổn thương và chảy máu làm dính máu ở phân hoặc trên giấy vệ sinh. Đôi khi chảy máu dạng nhỏ giọt, thậm chí là thành từng tia máu. Thường là chảy máu tươi kèm theo cảm giác đau rát khi đi ngoài khiến cho người bệnh sợ phải đi đại tiện. 

Ngứa hậu môn

Một trong những dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ dễ nhận biết nhất không thể bỏ qua cảm giác ngứa ngáy và khó chịu quanh vùng hậu môn. Do bệnh trĩ gây viêm nên tiết dịch nhầy nhiều khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ngứa rát hậu môn. 

Biểu hiện bệnh trĩ ở phụ nữ là như thế nào?

Biểu hiện bệnh trĩ ở phụ nữ là như thế nào?

Đau vùng hậu môn

Dù mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại thì nữ giới đều gặp phải tình trạng bị đau và có cảm giác nóng rát ở hậu môn. Nhất là lúc đi đại tiện hoặc đứng lên, ngồi xuống, mang vác vật nặng. Cơn đau có thể xuất hiện từng lúc hoặc đau trong nhiều giờ liền hay đau liên tục, triệu chứng này sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh. 

Sa búi trĩ ra ngoài

Khi búi trĩ không tự teo hoặc co lên được thì sẽ sa hẳn ra bên ngoài vùng hậu môn. Soi gương hoặc dùng sờ tay sẽ thấy có cục thịt thừa nằm ở mép rìa hoặc kề hậu môn. Ở nữ giới, búi trĩ sa nhiều nhất là tại vị trí tiếp nối giữa hậu môn với tầng sinh môn. 

Các búi trĩ sa ra ngoài bị cọ xát với quần lót khiến búi trĩ sưng to, gây đau đớn và vướng víu cho người bệnh. Ở trường hợp nặng, búi trĩ có thể sa nhiều, bị tổn thương, viêm, nhiễm trùng khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ hiệu quả

Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ ngay từ sớm là cách tốt nhất để chữa trị bệnh kịp thời và đem lại hiệu quả cao. Tùy từng giai đoạn mà người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị bệnh phù hợp như sau:

Căn cứ vào tình trạng mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp

Căn cứ vào tình trạng mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp

Chữa trị bệnh trĩ không phẫu thuật

Với những trường hợp mắc bệnh trĩ ở cấp độ 1, độ 2, bệnh chưa có biểu hiện gì nghiêm trọng thì người bệnh có thể áp dụng biện pháp điều trị tại nhà. Đầu tiên, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung chất xơ để khắc phục tình trạng táo bón. 

Sau đó, có thể thực hiện thêm các phương pháp chữa trị bệnh trĩ tại nhà như: bôi thuốc hỗ trợ điều trị trĩ, chườm hậu môn bị sưng bằng đá lạnh, ngâm hậu môn trong nước ấm mỗi ngày… Thay đổi thói quen sinh hoạt, sử dụng loại quần lót mềm mại, vừa vặn không quá chật, không ngồi đại tiện quá lâu, không nhịn đi vệ sinh… kết hợp với dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mục đích là làm cải thiện các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ, giảm đau đớn, sưng búi trĩ và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. 

Chữa trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật

Hiện nay, bệnh trĩ được điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp phẫu thuật tiên tiến như: thắt búi trĩ, cắt búi trĩ bằng PPH, chích xơ búi trĩ, phẫu thuật Logo hoặc thủ thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần… Giúp loại bỏ hoàn toàn các búi trĩ và điều trị bệnh trĩ với tỷ lệ thành công cao. 

Trên đây là 4 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ cần lưu ý phòng tránh cũng như thực hiện thăm khám sớm để kịp thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu còn điều gì chưa rõ về bệnh trĩ, nữ giới có thể gọi đến Hotline: 037.891.5690 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Các chuyên gia y tế của phòng khám Đa khoa Thái Dương Biên Hòa sẽ giải đáp, hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất.